08:02 - 14/11/2024

Ký số, chữ ký số là gì? Trách nhiệm đối với công tác văn thư trong cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được quy định như thế nào?

Ký số, chữ ký số là gì? Trách nhiệm đối với công tác văn thư trong cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Ký số, chữ ký số trong công tác văn thư là gì?

    Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Mục I Hướng dẫn 14-HD/VPTW năm 2022 quy định về giải thích từ ngữ như sau:

    Giải thích từ ngữ

    Trong Hướng dẫn này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    - Ký số: Là việc đưa khoá bí mật vào một chương trình phần mềm để tự động tạo và gắn chữ ký số vào thông điệp dữ liệu (văn bản điện tử).

    - Chữ ký số: Là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khoá công khai của người ký có thể xác định được chính xác: a) Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khoá bí mật tương ứng với khoá công khai trong cùng một cặp khoá. b) Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.

    Theo đó, chúng ta có thể hiểu chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khoá công khai của người ký có thể xác định được chính xác: 

    - Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khoá bí mật tương ứng với khoá công khai trong cùng một cặp khoá. 

    - Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.

    Hình từ Internet

    Trách nhiệm đối với công tác văn thư trong cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 5 Mục I Hướng dẫn 14-HD/VPTW năm 2022 quy định về trách nhiệm đối với công tác văn thư trong cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như sau:

    Trách nhiệm đối với công tác văn thư

    a) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi quyền hạn được giao, có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện đúng quy định về công tác văn thư; chỉ đạo việc nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác văn thư; bảo đảm kinh phí và nhân lực cho hoạt động nghiệp vụ văn thư theo quy định.

    b) Chánh văn phòng hoặc người được giao phụ trách công tác văn phòng (gọi chung là chánh văn phòng) có trách nhiệm giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện công tác văn thư tại cơ quan, tổ chức.

    c) Người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức về toàn bộ công tác văn thư của đơn vị và trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác văn thư tại đơn vị.

    d) Cá nhân trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc có liên quan tới công tác văn thư phải thực hiện đúng quy định của cơ quan, tổ chức về công tác văn thư và các quy định của Đảng, Nhà nước có liên quan.

    Theo đó, khi thực hiện công tác văn thư, các chủ thể phải đảm bảo:

    - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi quyền hạn được giao, có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện đúng quy định về công tác văn thư; chỉ đạo việc nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác văn thư; bảo đảm kinh phí và nhân lực cho hoạt động nghiệp vụ văn thư theo quy định.

    - Chánh văn phòng hoặc người được giao phụ trách công tác văn phòng (gọi chung là chánh văn phòng) có trách nhiệm giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện công tác văn thư tại cơ quan, tổ chức.

    - Người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức về toàn bộ công tác văn thư của đơn vị và trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác văn thư tại đơn vị.

    - Cá nhân trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc có liên quan tới công tác văn thư phải thực hiện đúng quy định của cơ quan, tổ chức về công tác văn thư và các quy định của Đảng, Nhà nước có liên quan.

    Văn thư cơ quan có những nhiệm vụ gì?

    Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 6 Mục I Hướng dẫn 14-HD/VPTW năm 2022 quy định về nhiệm vụ của văn thư cơ quan như sau:

    Nhiệm vụ của văn thư cơ quan

    a) Đăng ký, thực hiện thủ tục phát hành và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi.

    b) Tiếp nhận, đăng ký, trình và chuyển giao văn bản đến; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến.

    c) Sắp xếp, bảo quản và phục vụ việc tra cứu, sử dụng văn bản quản lý tại văn thư.

    d) Quản lý sổ đăng ký văn bản.

    e) Quản lý chặt chẽ, sử dụng con dấu và thiết bị lưu khoá bí mật của cơ quan, tổ chức theo quy định.

    Như vậy, văn thư có quan có các nhiệm vụ sau:

    - Đăng ký, thực hiện thủ tục phát hành và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi.

    - Tiếp nhận, đăng ký, trình và chuyển giao văn bản đến; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến.

    - Sắp xếp, bảo quản và phục vụ việc tra cứu, sử dụng văn bản quản lý tại văn thư.

    - Quản lý sổ đăng ký văn bản.

    - Quản lý chặt chẽ, sử dụng con dấu và thiết bị lưu khoá bí mật của cơ quan, tổ chức theo quy định.

    Trân trọng!

    12