08:45 - 19/12/2024

Không áp dụng thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm muối nào?

Sản phẩm muối nào không phải chịu thuế giá trị gia tăng? Trường hợp sản phẩm muối thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng thì ai là người nộp thuế?

Nội dung chính


    Sản phẩm muối nào không phải chịu thuế giá trị gia tăng?

    Theo khoản 4 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013) quy định:

    Đối tượng không chịu thuế
    1. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
    Doanh nghiệp, hợp tác xã mua sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã khác thì không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng nhưng được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
    2. Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền.
    3. Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
    3a. Phân bón; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; tàu đánh bắt xa bờ; thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác.
    4. Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt mà thành phần chính là Na-tri-clo-rua (NaCl).
    5. Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.
    6. Chuyển quyền sử dụng đất
    5. Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.
    6. Chuyển quyền sử dụng đất
    ...

    Theo đó sản phẩm muối thuộc đối tượng không phải chịu thuế giá trị gia tăng gồm:

    - Được sản xuất từ nước biển;

    - Muối mỏ tự nhiên, muối tinh;

    - Muối i-ốt mà thành phần chính là Na-tri-clo-rua (NaCl).

    Không áp dụng thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm muối nào?

    Sản phẩm muối nào không phải chịu thuế giá trị gia tăng? (Hình từ Internet)

    Trường hợp sản phẩm muối thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng thì ai là người nộp thuế?

    Theo Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định:

    Người nộp thuế
    Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).

    Theo đó nếu sản phẩm muối thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hoặc tổ chức, cá nhân nhập khẩu muối là người nộp thuế.

    Địa điểm nộp thuế giá trị gia tăng ở đâu?

    Theo Điều 20 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định cụ thể về nơi nộp thuế giá trị gia tăng như sau:

    - Người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT tại địa phương nơi sản xuất, kinh doanh.

    - Người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì phải nộp thuế GTGT tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất và địa phương nơi đóng trụ sở chính.

    - Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng phương pháp trực tiếp có cơ sở sản xuất ở tỉnh, thành phố khác nơi đóng trụ sở chính hoặc có hoạt động bán hàng vãng lai ngoại tỉnh thì doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với doanh thu phát sinh ở ngoại tỉnh tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất, nơi bán hàng vãng lai. Doanh nghiệp, hợp tác xã không phải nộp thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu tại trụ sở chính đối với doanh thu phát sinh ở ngoại tỉnh đã kê khai, nộp thuế.

    - Trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông có kinh doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính và thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ cùng tham gia kinh doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương đó thì cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông thực hiện khai, nộp thuế GTGT đối với dịch vụ viễn thông cước trả sau như sau:

    + Khai thuế GTGT đối với doanh thu dịch vụ viễn thông cước trả sau của toàn cơ sở kinh doanh với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trụ sở chính.

    + Nộp thuế GTGT tại địa phương nơi đóng trụ sở chính và tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc.

    Số thuế GTGT phải nộp tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc được xác định theo tỷ lệ 2% (đối với dịch vụ viễn thông cước trả sau chịu thuế GTGT với thuế suất 10%) trên doanh thu (chưa có thuế GTGT) dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc.

    - Việc khai thuế, nộp thuế GTGT được thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế 2019.

    17