Khi nào đại biểu hội đồng nhân dân bị bãi nhiệm?
Nội dung chính
Khi nào đại biểu hội đồng nhân dân bị bãi nhiệm?
Khoản 1 Điều 102 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định như sau:
Đại biểu Hội đồng nhân dân không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân, không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân thì bị Hội đồng nhân dân hoặc cử tri bãi nhiệm.
Dẫn chiếu đến các tiêu chuẩn của đại biểu hội đồng nhân dân được quy định tại Điều 7 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, được bổ sung bởi Khoản 3 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 như sau:
- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.
- Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.
- Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
Theo đó nếu bạn không đáp ứng các tiêu chuẩn nêu trên thì sẽ bị bãi nhiệm.
Như vậy việc bạn của bạn bị kỷ luật khiển trách vì hành vi tham nhũng, vi phạm về chế độ dân chủ... thì kết luận có bị bãi nhiệm hội đồng nhân dân đúng quy định pháp luật. Còn nếu bạn bị khiển trách với các hành vi khác thì kết luận bãi nhiệm bạn chưa đủ căn cứ.
Trân trọng!