Khám chữa bệnh vượt tuyến hiện nay được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Khám chữa bệnh vượt tuyến hiện nay được quy định như thế nào?
Trước hết, thống nhất với bạn là gia đình bạn thuộc hộ nghèo, do đó bạn đang sử dụng thẻ BHYT đối tượng người nghèo có mã HN…, do BHXH tỉnh Quảng Nam cấp, đăng ký KCB Ban đầu tại một cơ sở y tế thuộc tỉnh Quảng Nam. Bạn đến khám chữa bệnh tại 1 bệnh viện công lập tại TP Hồ Chí Minh sẽ được hưởng quyền lợi BHYT theo quy định trong các trường hợp sau:
- Trường hợp, bạn có xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có dán ảnh hợp lệ (như CMND, giấy phép lái xe, thẻ sinh viên …), quyền lợi được hưởng như KCB trái tuyến, vượt tuyến theo quy định Luật BHYT (nghĩa là được hưởng 30% chi phí KCB theo phạm vi được hưởng khi KCB tại Bệnh viện hạng 1 và đặc biệt; 50% chi phí KCB khi KCB tại Bệnh viện hạng 2; 70% chi phí KCB khi KCB tại Bệnh viện hạng 3; phần chênh lệch bạn tự trả cho Bệnh viện, BHXH không thanh toán.
- Trường hợp, bạn không xuất trình thẻ BHYT, phải nộp viện phí. Bạn cần lưu giữ các chứng từ và liên hệ BHXH tỉnh Quảng Nam hoặc BHXH huyện, TP nơi bạn được cấp thẻ BHYT để được hướng dẫn thanh toán theo quy định. Thủ tục đề nghị thanh toán gồm:
+. Giấy đề nghị thanh toán trực tiếp (theo mẫu BHXH hướng dẫn);
+ Bản sao thẻ BHYT còn giá trị sử dụng và một loại giấy tờ có ảnh hợp lệ (nếu thẻ BHYT chưa có ảnh).
+ Bản sao giấy ra viện đối với bệnh nhân điều trị nội trú; bản sao đơn thuốc hoặc sổ y bạ đối với bệnh nhân điều trị ngoại trú theo quy định.
+ Biên lai thu viện phí, hóa đơn mua thuốc theo quy định của Bộ Tài chính; Trường hợp bạn không tự đến cơ quan BHXH để làm thủ tục thanh toán, người làm thủ tục thanh toán hộ phải có giấy ủy quyền của bạn.
Lưu ý khi nộp hồ sơ phải mang theo thẻ BHYT; bản gốc giấy ra viện, đơn thuốc, sổ y bạ để kiểm tra đối chiếu. Cơ quan BHXH sẽ xem xét hồ sơ và thanh toán trực tiếp cho bạn một phần chi phí KCB theo quy định hiện hành.