Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu xe gắn máy 2 thì 125cc được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu xe gắn máy 2 thì 125cc được quy định như thế nào?
1/ Chính sách hàng hóa:
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu:
“Thương nhân không có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (dướI đây gọI tắt là thương nhân) bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Đầu tư;
b) Hộ kinh doanh cá thể được thành lập, đăng ký kinh doanh theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, được xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, đạI lý mua, bán hàng hóa theo quy định của pháp luật và trong phạm vi Nghị định số 187/2013/NĐ-CP không phụ thuộc vào ngành hàng, ngành nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”
Theo đó, Cá nhân sẽ không được phép đứng ra làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá về để kinh doanh mà phảI uỷ thác cho 1 Công ty có chức năng kinh doanh XNK hoặc ĐạI lý hảI quan để đứng ra làm thủ tục nhập khẩu và phảI kê khai nộp đủ các loạI thuế theo quy định hiện hành.
Trường hợp nhập khẩu xe gắn máy loạI 125cc mớI 100% thì không thuộc danh mục các mặt hàng cấm nhập khẩu hoặc hạn chế nhập khẩu nên Công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu như hàng hoá thương mạI thông thường.
Trường hợp là xe gắn máy đã qua sử dụng thuộc diện cấm nhập khẩu theo quy định tạI Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27/01/2014 của Bộ Công thương.
Khi làm thủ tục nhập khẩu xe gắn máy 125cc thì phảI đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe mô tô, xe gắn máy nhập khẩu theo quy định tạI Thông tư 44/2012/TT-BGTVT ngày 23/10/2012 của Bộ Giao thông vận tải.
2/ Hồ sơ hải quan, nơI làm thủ tục nhập khẩu:
Địa điểm, hồ sơ, thủ tục nhập khẩu thực hiện theo quy định hiện hành tạI Điều 4, Điều 16, Điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.
3/ Cách tính thuế:
Việc xác định trị giá hảI quan (trị giá tính thuế) đốI vớI hàng hoá nhập khẩu được quy định tạI Điều 5 Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính, theo đó:
1. Nguyên tắc: Trị giá hảI quan là giá thực tế phảI trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, được xác định theo các phương pháp quy định tạI khoản 2 Điều này.
2. Phương pháp xác định: Giá thực tế phảI trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định bằng cách áp dụng tuần tự sáu phương pháp xác định trị giá hảI quan quy định tạI Điều 6, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 Thông tư này và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá hảI quan. Các phương pháp xác định trị giá hảI quan bao gồm:
a) Phương pháp trị giá giao dịch;
b) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt;
c) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự;
d) Phương pháp trị giá khấu trừ;
đ) Phương pháp trị giá tính toán;
e) Phương pháp suy luận.
Trường hợp ngườI khai hảI quan đề nghị bằng văn bản thì trình tự áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phương pháp trị giá tính toán có thể hoán đổI cho nhau.
Trị giá HảI quan (trị giá tính thuế) của hàng hoá nhập khẩu trước hết phảI được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch quy định tạI Điều 6 Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính, theo đó:
1. Trị giá giao dịch là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phảI thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu sau khi đã được điều chỉnh theo quy định tạI Điều 13 và Điều 15 Thông tư này.
2. Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phảI thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu là tổng số tiền mà ngườI mua đã thanh toán hoặc sẽ phảI thanh toán, trực tiếp hoặc gián tiếp cho ngườI bán để mua hàng hóa nhập khẩu. Bao gồm các khoản sau đây:
a) Giá mua ghi trên hóa đơn thương mạI;
b) Các khoản điều chỉnh theo quy định tạI Điều 13 và Điều 15 Thông tư này;
c) Các khoản tiền ngườI mua phảI trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hóa đơn thương mạI, bao gồm:
c.1) Tiền trả trước, tiền ứng trước, tiền đặt cọc cho việc sản xuất, mua bán, vận tảI, bảo hiểm hàng hóa;
c.2) Các khoản thanh toán gián tiếp cho ngườI bán (ví dụ như: khoản tiền mà ngườI mua trả cho ngườI thứ ba theo yêu cầu của ngườI bán; khoản tiền được thanh toán bằng cách cấn trừ nợ).
Công thức tính thuế nhập khẩu đốI vớI hàng hóa áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm như sau:
Thuế NK = Trị giá tính thuế x Thuế suất thuế NK
Thuế GTGT = (Trị giá tính thuế + Thuế NK) x Thuế suất thuế GTGT
Công ty có thể tham khảo Mục 4 Chương II Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính để biết căn cứ và phương pháp tính thuế hàng hóa nhập khẩu.