09:24 - 18/12/2024

Hồ sơ đề nghị thành lập cụm công nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương bao gồm những tài liệu nào?

Hồ sơ đề nghị thành lập cụm công nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương bao gồm những tài liệu nào?

Nội dung chính

    Hồ sơ đề nghị thành lập cụm công nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương bao gồm những tài liệu nào?

    Căn cứ theo quy định tại Phụ lục Thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực cụm công nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 821/QĐ-BCT năm 2024 thì hồ sơ đề nghị thành lập cụm công nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương do doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức thực hiện bao gồm những tài liệu sau:

    (1) Văn bản của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp kèm theo Báo cáo đầu tư thành lập cụm công nghiệp và bản đồ xác định vị trí, ranh giới của cụm công nghiệp;

    (2) Bản sao hợp lệ tài liệu về tư cách pháp lý của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp;

    (3) Bản sao hợp lệ tài liệu chứng minh năng lực tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật gồm ít nhất một trong các tài liệu sau:

    - Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất;

    - Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ;

    - Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính;

    - Tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính (nếu có);

    (4) Bản sao hợp lệ tài liệu chứng minh kinh nghiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp và các văn bản, tài liệu khác có liên quan (nếu có).

    Lưu ý: Văn bản ở mục (1) phải có cam kết không vi phạm các quy định của pháp luật và chịu mọi chi phí, rủi ro nếu không được chấp thuận.

    Số lượng hồ sơ đề nghị thành lập cụm công nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương cần phải chuẩn bị là 02 bộ.

    Hồ sơ đề nghị thành lập cụm công nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương bao gồm những tài liệu nào?

    Hồ sơ đề nghị thành lập cụm công nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương bao gồm những tài liệu nào? (Hình từ Internet)

    Điều kiện thành lập, mở rộng cụm công nghiệp từ 01/05/2024 theo Nghị định 32/2024/NĐ-CP?

    Căn cứ vào Điều 8 Nghị định 32/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện thành lập, mở rộng cụm công nghiệp như sau:

    Điều kiện thành lập, mở rộng cụm công nghiệp
    1. Thành lập cụm công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:
    a) Có trong Danh mục các cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có quỹ đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn cấp huyện;
    b) Có doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức có tư cách pháp lý, có năng lực đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp;
    c) Trong trường hợp địa bàn cấp huyện đã thành lập cụm công nghiệp thì tỷ lệ lấp đầy trung bình của các cụm công nghiệp đạt trên 50% hoặc tổng quỹ đất công nghiệp chưa cho thuê của các cụm công nghiệp không vượt quá 100 ha.
    2. Mở rộng cụm công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:
    a) Tổng diện tích cụm công nghiệp sau khi mở rộng không vượt quá 75 ha; có quỹ đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn cấp huyện;
    b) Có doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức có tư cách pháp lý, có năng lực đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp;
    c) Đạt tỷ lệ lấp đầy ít nhất 60% hoặc nhu cầu thuê đất công nghiệp trong cụm công nghiệp vượt quá diện tích đất công nghiệp hiện có của cụm công nghiệp;
    d) Hoàn thành xây dựng, đưa vào sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật dùng chung thiết yếu (gồm: Đường giao thông nội bộ, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải) theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.

    Như vậy, điều kiện đề thành lập cụm công nghiệp là:

    - Có trong Danh mục các cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có quỹ đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn cấp huyện;

    - Có doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức có tư cách pháp lý, có năng lực đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp;

    Trong trường hợp địa bàn cấp huyện đã thành lập cụm công nghiệp thì tỷ lệ lấp đầy trung bình của các cụm công nghiệp đạt trên 50% hoặc tổng quỹ đất công nghiệp chưa cho thuê của các cụm công nghiệp không vượt quá 100 ha.

    Bên cạnh đó, điều kiện mở rộng cụm công nghiệp như sau:

    - Tổng diện tích cụm công nghiệp sau khi mở rộng không vượt quá 75 ha; có quỹ đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn cấp huyện;

    - Có doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức có tư cách pháp lý, có năng lực đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp;

    - Đạt tỷ lệ lấp đầy ít nhất 60% hoặc nhu cầu thuê đất công nghiệp trong cụm công nghiệp vượt quá diện tích đất công nghiệp hiện có của cụm công nghiệp;

    - Hoàn thành xây dựng, đưa vào sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật dùng chung thiết yếu theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.

    Chính sách ưu đãi dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp thế nào?

    Căn cứ tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 32/2024/NĐ-CP quy định ưu đãi đối với dự án đầu án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp và dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp có nội dung như sau:

    Ưu đãi đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp và dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp
    1. Cụm công nghiệp là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp là ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư.
    2. Việc áp dụng các ưu đãi đối với các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về thuế, pháp luật về tín dụng và quy định khác của pháp luật có liên quan. Trường hợp pháp luật quy định các mức ưu đãi khác nhau thì áp dụng mức ưu đãi cao nhất.

    Như vậy, dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp được áp dụng ưu đãi theo pháp luật về đất đai, pháp luật về thuế, pháp luật về tín dụng và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    10