Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp mai táng khi giải quyết chế độ theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp mai táng khi giải quyết chế độ theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Tiểu mục 4 Mục I Phần A Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết 125/NQ-CP năm 2017 thì thủ tục “Giải quyết hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg, Quyết định số 613/QĐ-TTg” được đơn giản hóa như sau:
Bỏ thành phần hồ sơ là giấy chứng tử hoặc giấy báo tử đối với trường hợp đề nghị hưởng trợ cấp mai táng khi giải quyết chế độ theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg, được quy định tại Công văn số 1969 BHXH/CĐCS ngày 26 tháng 9 năm 2000 và Công văn số 1614 BHXH/CĐCS ngày 14 tháng 9 năm 2001 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Như vậy, hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp mai táng khi giải quyết chế độ theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg, được quy định tại Công văn số 1969 BHXH/CĐCS ngày 26 tháng 9 năm 2000 và Công văn số 1614 BHXH/CĐCS ngày 14 tháng 9 năm 2001 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ còn lại những giấy tờ sau theo Điều 22 Quyết định 636/QĐ-BHXH năm 2016:
- Sổ BHXH của người đang đóng BHXH, người bảo lưu thời gian đóng BHXH và người chờ đủ Điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng bị chết hoặc hồ sơ hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng do cơ quan BHXH quản lý đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng bị chết.
- Tờ khai của thân nhân theo mẫu số 09A-HSB (bản chính).
- Biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợp đủ Điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần theo mẫu số 16-HSB (bản chính); trường hợp chỉ có một thân nhân đủ Điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng hoặc nhiều thân nhân đủ Điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nhưng chỉ có một người đại diện hợp pháp mà lựa chọn hưởng trợ cấp tuất một lần thì thân nhân lựa chọn hưởng trợ cấp tuất một lần hoặc người đại diện hợp pháp của thân nhân chịu trách nhiệm về việc lựa chọn và không cần biên bản này.
- Biên bản Điều tra TNLĐ đối với trường hợp chết do TNLĐ (trường hợp tai nạn giao thông được xác định là TNLĐ thì có thêm giấy tờ nêu tại Khoản 6 Điều 14); hoặc bệnh án Điều trị BNN đối với trường hợp chết do BNN.
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên (bản chính) hoặc Giấy xác nhận khuyết tật mức độ đặc biệt nặng (tương đương mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên) theo quy định tại Thông tư số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT trong trường hợp hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.