19:40 - 20/12/2024

Hộ kinh doanh tự ý chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản thì bị xử phạt như thế nào?

Hộ kinh doanh có quyền chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản không? tự ý chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản thì bị xử phạt như thế nào?

Nội dung chính

    Hộ kinh doanh có quyền chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản không?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 42 Luật Khoáng sản 2010 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản cụ thể như sau:

    Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản
    1. Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản có các quyền sau đây:
    a) Sử dụng thông tin về khoáng sản liên quan đến mục đích thăm dò và khu vực thăm dò;
    b) Tiến hành thăm dò theo Giấy phép thăm dò khoáng sản;
    c) Chuyển ra ngoài khu vực thăm dò, kể cả ra nước ngoài các loại mẫu vật với khối lượng, chủng loại phù hợp với tính chất, yêu cầu phân tích, thử nghiệm theo đề án thăm dò đã được chấp thuận;
    d) Được ưu tiên cấp Giấy phép khai thác khoáng sản tại khu vực đã thăm dò theo quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này;
    đ) Đề nghị gia hạn, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản;
    e) Chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản;
    g) Khiếu nại, khởi kiện quyết định thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
    h) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
    ...

    Như vậy, hộ kinh doanh thăm dò khoáng sản có quyền chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản theo quy định pháp luật

    >> Xem thêm: Hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản cần có những thành phần gì theo pháp luật hiện hành?

    Hộ kinh doanh tự ý chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản thì bị xử phạt như thế nào?

    Hộ kinh doanh tự ý chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản thì bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)

    Hộ kinh doanh chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản có cần xin phép cơ quan nhà nhà nước không?

    Căn cứ Điều 43 Luật Khoáng sản 2010 quy định về việc chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản như sau:

    Chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản
    1. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản phải có đủ điều kiện để được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản theo quy định của Luật này.
    2. Việc chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyến cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản chấp thuận; trường hợp được chấp thuận, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản mới.
    3. Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản đã thực hiện được ít nhất 50% dự toán của đề án thăm dò khoáng sản.

    Như vậy, hộ kinh doanh thăm dò khoáng sản chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyến cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản và được cơ quan này chấp thuận.

    Hộ kinh doanh tự ý chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản  thì bị xử phạt như thế nào?

    Căn cứ Điều 33 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản như sau:

    Vi phạm quy định về chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản
    Phạt tiền đối với hành vi chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận, cụ thể như sau:
    1. Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh.
    2. Từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
    3. Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.

    Như vậy, hộ kinh doanh tự ý chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản mà chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận thì có thể bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

    Hồ sơ chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản theo quy định mới nhất hiện nay bao gồm những gì?

    Căn cứ khoản 4 Điều 59 Luật Khoáng sản 2010 quy định hồ sơ chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản gồm các thành phần sau:

    (1) Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản;

    (2) Hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác khoảng sản, kèm theo bản kê giá trị tài sản chuyển nhượng;

    (3) Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm đề nghị chuyển nhượng;

    (4) Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản và việc thực hiện các nghĩa vụ đến thời điểm đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản;

    (5) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bản sao giấy chứng nhận đầu tư của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản.

    Đồng thời, căn cứ theo khoản 4 Điều 51 Nghị định 158/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 13, 14 Điều 4 Nghị định 22/2023/NĐ-CP quy định cụ thể về hồ sơ chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản như sau:

    Văn bản trong hồ sơ chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản quy định tại khoản 4 Điều 59 Luật Khoáng sản 2010, bao gồm cả trường hợp chuyển quyền khai thác cho đơn vị trực thuộc mà tổ chức, cá nhân được phép khai thác đó sở hữu 100% vốn được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:

    - Bản chính: Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản; hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản, kèm theo bản kê giá trị tài sản chuyển nhượng; bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm đề nghị chuyển nhượng; báo cáo kết quả khai thác khoáng sản đến thời điểm đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản;

    - Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính: Các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 2 Luật Khoáng sản 2010 tính đến thời điểm chuyển nhượng của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng;

    - Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính của Giấy đăng ký đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng là doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài).

    12