08:28 - 09/11/2024

Hành vi vận chuyển hàng hóa trên biển mà không có hợp đồng hoặc giấy tờ tương tự theo quy định của pháp luật là hành vi gì?

Xin hỏi hành vi vận chuyển hàng hóa trên biển mà không có hợp đồng hoặc giấy tờ tương tự theo quy định của pháp luật được hiểu như thế nào?

Nội dung chính

    Hành vi vận chuyển hàng hóa trên biển mà không có hợp đồng hoặc giấy tờ tương tự theo quy định của pháp luật là hành vi gì?

    Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 105/2022/TT-BQP quy định hành vi vận chuyển hàng hóa trên biển mà không có hợp đồng hoặc giấy tờ tương tự theo quy định của pháp luật như sau:

    Hành vi vi phạm các quy định về vận chuyển, mua bán, trao đổi, sang mạn hàng hóa trái phép trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Điều 15 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 23/2017/NĐ-CP

    1. Hành vi vận chuyển hàng hóa trên biển mà không có hợp đồng hoặc giấy tờ tương tự theo quy định của pháp luật quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP là hành vi vận chuyển hàng hóa trên biển mà không có tài liệu chứng minh hoạt động vận chuyển hợp pháp hàng hóa trên biển, bao gồm:

    a) Vận chuyển hàng hóa theo chuyến mà không có hợp đồng vận chuyển bằng văn bản theo quy định tại khoản 2 Điều 146 Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

    b) Vận chuyển hàng hóa theo chứng từ vận chuyển mà không có một trong các loại giấy tờ sau: Hợp đồng vận chuyển được giao kết theo quy định tại Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 và các văn bản có liên quan; vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển và chứng từ vận chuyển khác do người vận chuyển và người thuê vận chuyển thỏa thuận về nội dung, giá trị.

    Đối với vận đơn đường biển của hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất, thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 22 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

    ...

    Như vậy, hành vi vận chuyển hàng hóa trên biển mà không có hợp đồng hoặc giấy tờ tương tự theo quy định của pháp luật là hành vi vận chuyển hàng hóa trên biển mà không có tài liệu chứng minh hoạt động vận chuyển hợp pháp hàng hóa trên biển, bao gồm:

    +) Vận chuyển hàng hóa theo chuyến mà không có hợp đồng vận chuyển bằng văn bản và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

    +) Vận chuyển hàng hóa theo chứng từ vận chuyển mà không có một trong các loại giấy tờ sau: Hợp đồng vận chuyển được giao kết theo quy định pháp luật; vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển và chứng từ vận chuyển khác do người vận chuyển và người thuê vận chuyển thỏa thuận về nội dung, giá trị.

    Đối với vận đơn đường biển của hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện được quy định như sau:

    - Vận đơn phải là vận đơn đích danh, không được chuyển nhượng.

    - Trên vận đơn phải ghi số Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp.

    - Đối với hàng hóa đã qua sử dụng, trên vận đơn phải ghi số Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp.

    (Hình từ Internet)

    Hành vi vận chuyển hàng hóa trên biển mà không có hợp đồng hoặc giấy tờ tương tự theo quy định của pháp luật bị xử phạt hành chính như thế nào?

    Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 162/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính hành vi vận chuyển hàng hóa trên biển mà không có hợp đồng hoặc giấy tờ tương tự theo quy định của pháp luật như sau:

    Vi phạm quy định về vận chuyển, mua bán, trao đổi, sang mạn hàng hóa trái phép trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

    1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Vận chuyển, sang mạn hàng hóa trên biển mà không có hợp đồng hoặc giấy tờ tương tự theo quy định của pháp luật;

    b) Sử dụng phương tiện vận chuyển không phù hợp với loại hàng hóa theo quy định của pháp luật;

    c) Sang mạn xăng dầu, quặng và các loại hàng hóa khác không đúng địa điểm theo quy định của pháp luật.

    ...

    Căn cứ quy định khoản 2 Điều 3 Nghị định 162/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt tiền như sau:

    Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và nguyên tắc xử phạt

    1. Mức phạt tiền tối đa trong quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với cá nhân là 1.000.000.000 đồng, đối với tổ chức là 2.000.000.000 đồng.

    2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    ...

    3. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

    Theo đó, hành vi vận chuyển hàng hóa trên biển mà không có hợp đồng hoặc giấy tờ tương tự theo quy định của pháp luật bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    Đồng thời, hành vi này có thể bị tịch thu tang vật vi phạm hành chính.

    Hành vi sử dụng phương tiện vận chuyển không phù hợp với loại hàng hóa là hành vi như thế nào?

    Tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 105/2022/TT-BQP quy định về hành vi sử dụng phương tiện vận chuyển không phù hợp với loại hàng hóa như sau:

    Hành vi vi phạm các quy định về vận chuyển, mua bán, trao đổi, sang mạn hàng hóa trái phép trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Điều 15 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 23/2017/NĐ-CP

    ...

    2. Hành vi sử dụng phương tiện vận chuyển không phù hợp với loại hàng hóa theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP gồm:

    a) Sử dụng phương tiện vận chuyển xăng dầu không phù hợp theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 về kinh doanh xăng dầu.

    b) Sử dụng phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm không phù hợp theo quy định tại Nghị định số 42/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định danh mục hàng hoá nguy hiểm, vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa, Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường, Thông tư số 46/2017/TT-BGTVT ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về an toàn và phòng ngừa ô nhiễm môi trường khi vận chuyển hàng nguy hiểm bằng tàu biển.

    Căn cứ theo quy định trên, hành vi sử dụng phương tiện vận chuyển không phù hợp với loại hàng hóa như sau:

    +) Sử dụng phương tiện vận chuyển xăng dầu không phù hợp theo quy định pháp luật.

    +) Sử dụng phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm không phù hợp theo quy định pháp luật như trên.

    Trân trọng!

    410
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ