08:52 - 29/10/2024

Đường dây nóng nhận thông tin phản ánh về ô nhiễm môi trường hoạt động như thế nào?

Đường dây nóng về môi trường tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị thế nào và nội dung thông tin được quản lý ra sao để đảm bảo hiệu quả?

Nội dung chính

    Đường dây nóng nhận thông tin phản ánh về ô nhiễm môi trường hoạt động như thế nào?

    Căn cứ Khoản 3 Điều 4 Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi trường ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-BTNMT năm 2022 thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng (sau đây viết tắt là thông tin đường dây nóng), bao gồm:

    a) Thông tin về các đối tượng, hành vi thải chất thải (nước thải, chất thải rắn, khí thải, tiếng ồn) có dấu hiệu gây ô nhiễm môi trường;
    b) Thông tin về biến đổi hiện trạng chất lượng môi trường có khả năng do hành vi xả chất thải gây ra;
    c) Các thông tin khác liên quan đến ô nhiễm môi trường.

    Nội dung thông tin tiếp nhận thông qua đường dây nóng về ô nhiễm môi trường

    Căn cứ Điều 8 Quy chế này nội dung thông tin tiếp nhận thông qua đường dây nóng về ô nhiễm môi trường như sau:

    1. Thông tin của tổ chức, cá nhân phản ánh, kiến nghị: Họ và tên, địa chỉ, số điện thoại, thư điện tử.
    2. Tên tổ chức, cá nhân có dấu hiệu, hành vi gây ô nhiễm môi trường (nếu xác định được).
    3. Thời gian xảy ra hoặc phát hiện vụ việc.
    4. Địa điểm, vị trí của vụ việc.
    5. Mô tả loại hình ô nhiễm (nước thải, khí thải, chất thải rắn, tiếng ồn); tính chất, mức độ vụ việc (xảy ra tức thời, đột xuất hay thường xuyên, liên tục); phạm vi, mức độ ô nhiễm hoặc thông tin về biến đổi hiện trạng chất lượng môi trường có khả năng do hành vi xả chất thải gây ra.
    6. Những bằng chứng kèm theo: ảnh, video, bản ghi âm, tài liệu và hồ sơ khác (nếu có).
    7. Các thông tin khác (nếu có).

    Trên đây là quy định về đường dây nóng nhận thông tin phản ánh về ô nhiễm môi trường.

    4