09:18 - 12/11/2024

Được cộng dồn thời gian hưởng phụ cấp thâm niên nghề

Được cộng dồn thời gian hưởng phụ cấp thâm niên nghề hay không?

Nội dung chính

    Bà Nguyệt Tú (TP. Hồ Chí Minh) đang công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập. Tháng 5/2015, trường của bà Tú điều động 1 viên chức khối hành chính sang làm nhiệm vụ giảng dạy, được bổ nhiệm ngạch giảng viên, mã ngạch 15.111. Trước đây, viên chức này có thời gian công tác trong quân đội, hưởng phụ cấp thâm niên quân đội 12%.
    Phụ cấp thâm niên nhà giáo được tính đóng, hưởng... Phụ cấp thâm niên khi trường chuyển sang bán công Cách tính chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo
    Bà Tú hỏi, giảng viên này có được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo ngay khi chuyển sang thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và được bổ nhiệm ngạch giảng viên (tức là tháng 5/2015, mức phụ cấp 12%), hay phải chờ giảng dạy đủ 5 năm (60 tháng) làm nhiệm vụ giảng dạy (tức là tháng 5/2020) mới được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo (mức phụ cấp 12 + 5 = 17%)?

    Được cộng dồn thời gian hưởng phụ cấp thâm niên nghề

    Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:

    Theo Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ và Thông tư số 68/2011/BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 30/12/2011 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo là thời gian giảng dạy giáo dục của nhà giáo có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nhà giáo có đủ 5 năm giảng dạy, giáo dục (không tính thời gian tập sự, thử việc) có đóng bảo hiểm xã hội được tính hưởng 5%. Sau đó cứ mỗi năm giảng dạy, giáo dục được tính thêm 1%.

    Thời gian được tính hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác (theo quy định của Chính phủ) cũng được cộng dồn để tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo.

    Theo đó, để được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo, trường hợp bà Nguyệt Tú hỏi, phải có đủ 60 tháng giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc rồi mới được cộng dồn với thời gian được tính hưởng phụ cấp thâm niên quân đội (công thức tính như bạn Nguyệt Tú đã đề xuất: 5 % +12% = 17%).

     

    5