Dựng, hạ cột để đảm bảo an toàn khi xây dựng công trình điện lực?
Nội dung chính
Dựng, hạ cột để đảm bảo an toàn khi xây dựng công trình điện lực?
Căn cứ Mục 74 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện (Ban hành kèm theo Thông tư 39/2020/TT-BCT năm 2020 có hiệu lực 01/06/2021) quy định như sau:
Dựng, hạ cột
- Cấm đặt phương tiện trục kéo để dựng cột ngay dưới dây dẫn đường dây dẫn điện cao áp đang vận hành.
- Dây cáp kéo và cáp hãm phải bố trí sao cho khi dây cáp bị bật, đứt không thể văng về phía đường dây đang vận hành, khoảng cách nhỏ nhất cho phép từ các dây cáp kéo và cáp hãm đến dây dẫn có điện như sau:
Cấp điện áp (kV) | Khoảng cách nhỏ nhất cho phép (m) |
Đến 220 | 6,0 |
500 | 8,0 |
- Chỉ được dùng dây thừng làm dây chằng néo về phía đường dây đang vận hành, khoảng cách nhỏ nhất cho phép từ dây chằng đến dây dẫn có điện như sau:
Cấp điện áp (kV) | Khoảng cách nhỏ nhất cho phép (m) |
Đến 35 | 4,0 |
Đến 220 | 6,0 |
500 | 8,0 |
Nếu dây chằng có nguy cơ dịch chuyển tới gần dây dẫn có điện với khoảng cách nhỏ hơn quy định trên (do dây bị đứt, néo bị bật...) thì phải dùng dây chằng ngược để kéo lại.
- Khi nâng cột phải nối đất các phần sau:
+ Thân của tời nâng cột, hãm cột.
+ Toàn bộ dây chằng bằng kim loại nếu là cột đang dựng bằng sắt.
+ Khi dựng, hạ cột phải áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm tránh làm nghiêng hoặc đổ cột.
+ Khi dựng, hạ cột gần với đường dây dẫn điện, phải áp dụng các biện pháp phù hợp để không để xảy ra tai nạn do vi phạm khoảng cách an toàn theo cấp điện áp của đường dây.
Trân trọng!