11:00 - 18/12/2024

Điều kiện hành nghề Luật sư ra sao? Luật sư không được thực hiện những hành vi nào theo quy định hiện nay?

Điều kiện hành nghề Luật sư ra sao? Luật sư không được thực hiện những hành vi nào theo quy định hiện nay?

Nội dung chính


    Điều kiện hành nghề Luật sư ra sao?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật Luật sư 2006 quy định tiêu chuẩn trờ thành luật sư như sau:

    Tiêu chuẩn luật sư
    Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.

    Theo đó, tiêu chuẩn trở thành luật sư như sau:

    - Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc

    - Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật

    - Có phẩm chất đạo đức tốt

    - Có bằng cử nhân luật

    - Đã được đào tạo nghề luật sư

    - Đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư

    - Có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư.

    Đồng thời căn cứ theo quy dịnh tại Điều 11 Luật Luật sư 2006 quy định tiêu chuẩn hành nghề luật sư như sau:

    Điều kiện hành nghề luật sư
    Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.

    Theo đó muốn hành nghề Luật sư phải có các điều kiện như sau:

    - Là công dân Việt Nam và trung thành với Tổ quốc

    - Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật

    - Có phẩm chất đạo đức tốt

    - Có bằng cử nhân luật

    - Đã được đào tạo nghề luật sư

    - Đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư

    - Có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư

    - Có chứng chỉ hành nghề luật sư

    - Đã gia nhập một Đoàn luật sư.

    Điều kiện hành nghề Luật sư ra sao? Luật sư không được thực hiện những hành vi nào theo quy định hiện nay?

    Điều kiện hành nghề Luật sư ra sao? Luật sư không được thực hiện những hành vi nào theo quy định hiện nay?

    Luật sư không được thực hiện những hành vi nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định các hành vi bị cấm đối với Luật sư như sau:

    Các hành vi bị nghiêm cấm
    1. Nghiêm cấm luật sư thực hiện các hành vi sau đây:
    a) Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là vụ, việc);
    b) Cố ý cung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật;
    c) Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
    d) Sách nhiễu, lừa dối khách hàng;
    đ) Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý;
    e) Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức, viên chức khác để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc;
    g) Lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
    h) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích khác khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho các khách hàng thuộc đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; từ chối vụ, việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý, của các cơ quan tiến hành tố tụng, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc theo quy định của pháp luật;
    i) Có lời lẽ, hành vi xúc phạm cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tham gia tố tụng;
    k) Tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi trái pháp luật nhằm trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác.
    ...

    Như vậy, Luật sư sẽ không được làm những công việc bị cấm theo quy định trên.

    Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Luật sư 2006 (có cụm từ bị thay thế bởi khoản 37 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định nguyên tắc hành nghề luật sư) như sau:

    Nguyên tắc hành nghề luật sư
    1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
    2. Tuân theo “Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam
    3. Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.
    4. Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.
    5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.

    Theo đó, Luật sư khi hành nghề phải tuân thủ theo các nguyên tắc được nêu trên.

    Ai không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư?

    Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 17 Luật Luật sư 2006 (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) về các trường hợp không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư như sau:

    Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư
    ...
    4. Người thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư:
    a) Không đủ tiêu chuẩn luật sư quy định tại Điều 10 của Luật này;
    b) Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
    c) Không thường trú tại Việt Nam;
    d) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xóa án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng do cố ý, tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý kể cả trường hợp đã được xóa án tích;
    đ) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;
    e) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
    g) Những người quy định tại điểm b khoản này bị buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực.

    Như vậy, người thuộc những trường hợp nêu trên sẽ không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.

    5