Thứ 3, Ngày 29/10/2024
21:50 - 28/10/2024

Đất của đường bộ là gì? Có được sử dụng bàn trượt, pa-tanh trên đất của đường bộ không?

Khái niệm về đất của đường bộ được quy định như thế nào? Đất của đường bộ gồm những gì? Có được sử dụng bàn trượt, pa-tanh trên đất của đường bộ không?

Nội dung chính

    Đất của đường bộ được hiểu như thế nào?

    Căn cứ tại khoản 4 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 đất của đường bộ được giải thích như sau:

    Giải thích từ ngữ:
    ...
    Đất của đường bộ là phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc ai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.

    Như vậy, đất của đường bộ là phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.

    Đất của đường bộ gồm những gì?

    Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT quy định về đất của đường bộ bao gồm phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ. Công trình đường bộ gồm:

    - Đường bộ

    + Đường (nền đường, mặt đường, lề đường, hè phố);

    + Cầu đường bộ (cầu vượt sông, cầu vượt khe núi, cầu vượt trong đô thị, cầu vượt đường bộ, cầu vượt đường sắt, cầu vượt biển), kể cả cầu dành cho người đi bộ;

    + Hầm đường bộ (hầm qua núi, hầm ngầm qua sông, hàm chui qua đường bộ, hầm chui qua đường sắt, hầm chui qua đô thị), kể cả hầm dành cho người đi bộ;

    + Bến phà, cầu phao đường bộ, đường ngầm, đường tràn.

    - Điểm dừng, đỗ xe trên đường bộ, trạm điều khiển giao thông, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí cầu, đường.

    - Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm: đèn tín hiệu; biển báo hiệu; giá treo biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu; khung, giá hạn chế tĩnh không; cọc tiêu, cột cây số, vạch kẻ đường và các thiết bị khác.

    - Đảo giao thông, dải phân cách, rào chắn, tường hộ lan.

    - Các mốc đo đạc, mốc lộ giới, cột mốc giải phóng mặt bằng xây dựng công trình đường bộ.

    - Hệ thống chiếu sáng đường bộ.

    - Hệ thống thoát nước, hầm kỹ thuật, kè đường bộ.

    - Công trình chống va trôi, chỉnh trị dòng nước, chống sạt lở đường bộ.

    - Đường cứu nạn, nơi cất giữ phương tiện vượt sông, nhà hạt, nơi cất giữ vật tư, thiết bị dự phòng bảo đảm giao thông.

    - Các công trình phụ trợ bảo đảm môi trường, bảo đảm an toàn giao thông.

    Đất của đường bộ là gì? Đất đường bộ gồm những gì? Có được sử dụng bàn trượt, pa-tanh trên đất của đường bộ không?

    Đất của đường bộ là gì? Đất đường bộ gồm những gì? Có được sử dụng bàn trượt, pa-tanh trên đất của đường bộ không? (Hình từ Internet)

    Có được sử dụng bàn trượt, pa-tanh trên đất của đường bộ không?

    Căn cứ tại khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau như sau:

    Các hoạt động khác trên đường bộ
    1. Tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường bộ thực hiện theo quy định sau đây:
    a) Cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đường bộ để tiến hành hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền thống nhất bằng văn bản về phương án bảo đảm giao thông trước khi xin phép tổ chức các hoạt động trên theo quy định của pháp luật;
    b) Trường hợp cần hạn chế giao thông hoặc cấm đường thì cơ quan quản lý đường bộ phải ra thông báo phương án phân luồng giao thông; cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đường bộ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải thực hiện việc đăng tải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
    c) Ủy ban nhân dân nơi tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương tổ chức việc phân luồng, bảo đảm giao thông tại khu vực diễn ra hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội.
    2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:
    a) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;
    b) Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;
    c) Thả rông súc vật trên đường bộ;
    d) Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;
    đ) Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ;
    e) Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông;
    g) Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông;
    h) Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;
    i) Hành vi khác gây cản trở giao thông.

    Theo quy định trên, không được thực hiện hành vi sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy. Ngoài ra, còn có các hành vi không được thực hiện trên đường bộ được quy định cụ thể như sau: 

    - Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;

    - Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;

    - Thả rông súc vật trên đường bộ;

    - Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;

    - Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ;

    - Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông;

    - Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông;

    - Hành vi khác gây cản trở giao thông.