14:04 - 12/11/2024

Đánh số dao cách ly điện áp nhất thứ được quy định như thế nào?

Đánh số dao cách ly điện áp nhất thứ được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này?

Nội dung chính

    Đánh số dao cách ly điện áp nhất thứ được quy định như thế nào? 

    Đánh số dao cách ly điện áp nhất thứ được quy định tại Điều 59 Thông tư 44/2014/TT-BCT quy định quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành như sau:

    1. Các ký tự đầu là tên của máy cắt hoặc thiết bị nối trực tiếp với dao cách ly (đối với dao cách ly của TU: các ký tự đầu tiên là tên của TU, tiếp theo là tên thiết bị nối trực tiếp với dao cách ly), tiếp theo là dấu phân cách (-).

    2. Ký tự tiếp theo được quy định như sau:

    a) Dao cách ly thanh cái lấy số thứ tự của thanh cái nối với dao cách ly;

    b) Dao cách ly đường dây (dao cách ly phía đường dây) lấy số 7;

    c) Dao cách ly nối với máy biến áp lấy số 3;

    d) Dao cách ly nối với thanh cái vòng lấy số 9;

    đ) Dao cách ly nối tắt một thiết bị lấy số 0 hoặc số 9;

    e) Dao cách ly nối tới phân đoạn nào (phía phân đoạn nào) thì lấy số thứ tự của phân đoạn thanh cái (hoặc thanh cái) đó;

    g) Dao cách ly nối với điện trở trung tính hoặc kháng trung tính lấy số 0;

    h) Dao cách ly nối với máy phát lấy số 0 hoặc 9.

    Ví dụ:

    - 131-3: biểu thị dao cách ly của máy biến áp T1 điện áp 110 kV.

    - KH501-1: biểu thị dao cách ly của kháng số 1 cấp điện áp 500 kV nối với thanh cái số 1.

    - TUC22-2: biểu thị dao cách ly máy biến điện áp của thanh cái số 2 điện áp 220 kV nối với thanh cái số 2.

    - 171-7: biểu thị dao cách ly ngoài đường dây 110 kV của máy cắt 171.

    - 272-9: biểu thị dao cách ly của máy cắt 272 nối với thanh cái đường vòng.

    - 275-0: Biểu thị dao cách ly nối tắt máy cắt 275.

    - KT101-0: biểu thị dao trung tính cuộn 110 kV của máy biến áp T1 nối với kháng trung tính KT101.

     

    16