15:51 - 14/11/2024

Danh sách người đăng ký thực hành chuyên môn về dược được gửi cơ quan nào?

Danh sách người đăng ký thực hành chuyên môn về dược được gửi cho cơ quan nào? Thời gian thực hành chuyên môn về dược đối với thạc sỹ?

Nội dung chính

    Danh sách người đăng ký thực hành chuyên môn về dược được gửi cho cơ quan nào?

    Căn cứ Điều 19 Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định cơ sở thực hành chuyên môn như sau:

    1. Cơ sở thực hành chuyên môn là các cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật dược, gồm: Cơ sở kinh doanh dược, bộ phận dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở đào tạo chuyên ngành dược, cơ sở nghiên cứu dược, cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ quan quản lý về dược hoặc văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ sở dược); cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên môn của người hành nghề.

    2. Cơ sở thực hành chuyên môn phù hợp là cơ sở thực hành chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều này có hoạt động phù hợp với nội dung thực hành chuyên môn của người thực hành quy định tại Điều 20 của Nghị định này.

    3. Cơ sở thực hành chuyên môn xác nhận thời gian thực hành chuyên môn cho người thực hành chuyên môn tại cơ sở theo Mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và chịu trách nhiệm về các nội dung xác nhận.

    4. Đối với cơ sở bán lẻ thuốc:

    a) Ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 3 Điều này, trước khi hướng dẫn thực hành chuyên môn cho người đăng ký thực hành chuyên môn tại cơ sở mình, người đứng đầu cơ sở thực hành phải gửi danh sách người đăng ký thực hành chuyên môn theo Mẫu số 14 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này về Sở Y tế nơi cơ sở đó đặt trụ sở, trong đó phải nêu rõ các nội dung sau: Tên, địa chỉ cơ sở thực hành; họ và tên người đăng ký thực hành; nội dung thực hành; thời gian bắt đầu thực hành; người được giao hướng dẫn thực hành;

    b) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được danh sách người đăng ký thực hành chuyên môn, Sở Y tế có trách nhiệm công bố trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị các nội dung quy định tại điểm a khoản này.

    Như vậy, theo quy định hiện hành thì khi thực hành chuyên môn thì người đứng đầu cơ sở thực hành sẽ phải gửi danh sách người đăng ký thực hành chuyên môn về Sở Y tế nơi cơ sở đặt trụ sở.

    Danh sách người đăng ký thực hành chuyên môn về dược được gửi cơ quan nào?

    Danh sách người đăng ký thực hành chuyên môn về dược được gửi cơ quan nào?

    Thời gian thực hành chuyên môn về dược đối với thạc sỹ

    Theo Điều 21 Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định về thời gian thực hành chuyên môn đối với người có trình độ chuyên khoa sau đại học như sau:

    1. Người có trình độ chuyên khoa sau đại học là người có một trong các bằng sau:

    a) Thạc sỹ dược, y, y học cổ truyền, hóa học, sinh học (sau đây gọi tắt là thạc sỹ);

    b) Tiến sỹ dược, y, y học cổ truyền, hóa học, sinh học (sau đây gọi tắt là tiến sỹ);

    c) Chuyên khoa I hoặc chuyên khoa II theo hệ đào tạo chuyên khoa sau đại học theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

    2. Thời gian thực hành chuyên môn đối với người có trình độ chuyên khoa sau đại học được quy định tương ứng với từng phạm vi hành nghề như sau:

    a) Người có trình độ chuyên khoa sau đại học về bào chế, công nghiệp dược, kiểm nghiệm thuốc được giảm thời gian thực hành đối với phạm vi hành nghề là người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược, người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cụ thể:

    - 06 tháng nếu có bằng thạc sỹ hoặc chuyên khoa I;

    - 01 năm nếu có bằng tiến sỹ hoặc chuyên khoa II.

    b) Người có trình độ chuyên khoa sau đại học về dược lý, dược lâm sàng được giảm thời gian thực hành đối với phạm vi hành nghề là người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học, cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng, cơ sở bán lẻ thuốc, người phụ trách dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cụ thể:

    - 06 tháng nếu có bằng thạc sỹ hoặc chuyên khoa I;

    - 01 năm nếu có bằng tiến sỹ hoặc chuyên khoa II.

    c) Người có trình độ chuyên khoa sau đại học về dược liệu, dược cổ truyền, y học cổ truyền được giảm thời gian thực hành đối với phạm vi hành nghề là người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở chuyên kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền, người phụ trách dược lâm sàng của cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, cụ thể:

    - 06 tháng nếu có bằng thạc sỹ hoặc chuyên khoa I;

    - 01 năm nếu có bằng tiến sỹ hoặc chuyên khoa II.

    d) Người có trình độ chuyên khoa sau đại học về truyền nhiễm, vi sinh, y tế dự phòng được giảm thời gian thực hành đối với phạm vi hành nghề là người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán buôn, kinh doanh dịch vụ bảo quản vắc xin, sinh phẩm y tế, cụ thể:

    - 06 tháng nếu có bằng thạc sỹ hoặc chuyên khoa I;

    - 01 năm nếu có bằng tiến sỹ hoặc chuyên khoa II.

    đ) Người có trình độ chuyên khoa sau đại học về tổ chức kinh tế dược hoặc tổ chức quản lý dược được giảm thời gian thực hành đối với phạm vi hành nghề là người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán buôn thuốc, bán lẻ thuốc hóa dược (trừ tủ thuốc trạm y tế xã), kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, cụ thể:

    - 06 tháng nếu có bằng thạc sỹ hoặc chuyên khoa I;

    - 01 năm nếu có bằng tiến sỹ hoặc chuyên khoa II.

    e) Người có trình độ chuyên khoa sau đại học về tổ chức kinh tế dược hoặc tổ chức quản lý dược được giảm thời gian thực hành đối với phạm vi hành nghề là người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, dược liệu, tủ thuốc trạm y tế xã, cụ thể:

    - 03 tháng nếu có bằng thạc sỹ hoặc chuyên khoa I;

    - 06 tháng nếu có bằng tiến sỹ hoặc chuyên khoa II.

    Theo đó, thời gian thực hành chuyên môn đối với người có trình độ chuyên khoa sau đại học phạm vi hành nghề là người chịu trách nhiệm chuyên môn cơ sở bán lẻ thuốc sẽ là 06 tháng.

    12