Đánh đập, hành hạ chó mèo có vi phạm pháp luật không?
Nội dung chính
Đánh đập, hành hạ chó mèo có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 giải thích từ ngữ “vật nuôi” như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chăn nuôi là ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi.
2. Hoạt động chăn nuôi là nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản vật nuôi và hoạt động khác có liên quan đến vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi phục vụ mục đích làm thực phẩm, khai thác sức kéo, làm cảnh hoặc mục đích khác của con người.
3. Chăn nuôi nông hộ là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tại hộ gia đình.
4. Chăn nuôi trang trại là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt dành cho sản xuất, kinh doanh chăn nuôi.
5. Vật nuôi bao gồm gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi.
...
Căn cứ theo khoản 4 Điều 69 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về đối xử nhân đạo với vật nuôi trong chăn nuôi như sau:
Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong chăn nuôi
Tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
- Có chuồng trại, không gian chăn nuôi phù hợp với vật nuôi;
- Cung cấp đủ thức ăn, nước uống bảo đảm vệ sinh;
- Phòng bệnh và trị bệnh theo quy định của pháp luật về thú y;
- Không đánh đập, hành hạ vật nuôi.
Vậy hành vi đánh đập hành hạ chó mèo là hành vi trái với pháp luật
Quy định xử phạt về hành vi đánh đập hành hạ chó mèo như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn như sau:
Vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập, hành hạ tàn nhẫn đối với vật nuôi.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở giết mổ tập trung có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh trước khi giết mổ;
b) Đánh đập vật nuôi trước khi giết mổ;
c) Không có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cản trở, phá hoại, xâm phạm trái phép hoạt động chăn nuôi hợp pháp.
4. Hành vi đưa vật thể lạ, bơm nước cưỡng bức hoặc các chất khác vào cơ thể động vật trên cạn trước khi giết mổ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm dưới 100 kg;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm từ 100 kg đến dưới 500 kg;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm từ 500kg đến dưới 1.000 kg;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm từ 1.000 kg trở lên.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi phá hoại hoạt động chăn nuôi được quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc xử lý nhiệt đối với động vật thuộc hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này; trường hợp tái phạm thì buộc tiêu hủy."
Vậy hành vi đánh đập, hành hạ tàn nhẫn với chó mèo sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng.
Đánh đập, hành hạ chó mèo có vi phạm pháp luật không? (Hình từ internet)
Thời hiệu xử phạt về hành vi đánh đập hành hạ chó mèo là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi là 01 năm, trừ trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, sản phẩm chăn nuôi, vật nuôi sống làm thực phẩm thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Như vậy thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về đánh đập chó mèo là 01 năm.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong chăn nuôi được pháp luật quy định thế nào?
Căn cứ Điều 57 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân chăn nuôi như sau:
Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có quyền sau đây:
- Tổ chức, cá nhân đã thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 Luật Chăn nuôi 2018 được hỗ trợ thiệt hại, khôi phục sản xuất khi bị thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật;
- Được hưởng chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động chăn nuôi;
- Được tập huấn, đào tạo về chăn nuôi;
- Quảng bá sản phẩm theo quy định của pháp luật;
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 Luật Chăn nuôi 2018;
- Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi;
- Xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật.