16:34 - 24/09/2024

Đảng viên có hành vi bạo lực gia đình thì có bị khai trừ ra khỏi Đảng không? Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng chống bạo lực gia đình?

Đảng viên có hành vi bạo lực gia đình thì có bị khai trừ ra khỏi Đảng không? Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng chống bạo lực gia đình?

Nội dung chính


    Đảng viên có hành vi bạo lực gia đình thì có bị khai trừ ra khỏi Đảng không?

    Căn cứ tại khoản 3 Điều 50 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định như sau:

    Vi phạm quy định về phòng, chống bạo lực gia đình

    1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

    a) Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh, vật dụng kích động hoặc nhằm kích động bạo lực gia đình.

    b) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em ruột với nhau.

    c) Thờ ơ, vô cảm hoặc ngăn cản việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình.

    2. Trường hợp đã bị kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):

    a) Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản riêng của thành viên trong gia đình hoặc tài sản chung của gia đình.

    b) Cưỡng ép thành viên trong gia đình lao động quá sức hoặc ép buộc đóng góp tài chính quá khả năng; kiểm soát thu nhập của thành viên trong gia đình nhằm tạo tình trạng lệ thuộc về tài chính.

    c) Có hành vi buộc thành viên trong gia đình ra khỏi chỗ ở trái pháp luật.

    đ) Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác gây bạo lực gia đình.

    đ) Dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không đúng pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.

    3. Trường hợp vi phạm Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:

    a) Trả thù, trù dập người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.

    b) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc có hành vi khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên trong gia đình hoặc người có công nuôi dưỡng mình.

    Như vậy, đảng viên có hành vi bạo lực gia đình sẽ bị xử lý kỷ luật đảng bằng hình thức khai trừ đảng.

    Đảng viên có hành vi bạo lực gia đình thì có bị khai trừ ra khỏi Đảng không? (Hình từ Internet)

    Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng chống bạo lực gia đình?

    Đối chiếu với quy định tại Điều 5 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng chống bạo lực gia đình đó là:

    - Hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022.

    - Kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng ép người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.

    - Sử dụng, truyền bá thông tin, tài liệu, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.

    - Trả thù, đe dọa trả thù người giúp đỡ người bị bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.

    - Cản trở việc phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn và xử lý hành vi bạo lực gia đình.

    - Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi trái pháp luật.

    - Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.

    Địa chỉ nào tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình?

    Căn cứ theo Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định về báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình như sau:

    Báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình

    1. Địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

    a) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

    b) Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

    c) Cơ sở giáo dục nơi người bị bạo lực gia đình là người học;

    d) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

    đ) Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

    e) Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.

    2. Việc báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình đến địa chỉ quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo các hình thức sau đây:

    a) Gọi điện, nhắn tin;

    b) Gửi đơn, thư;

    c) Trực tiếp báo tin.

    3. Chính phủ quy định về tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình để tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.

    Theo quy định này, địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

    - Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

    - Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

    - Cơ sở giáo dục nơi người bị bạo lực gia đình là người học;

    - Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

    - Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

    - Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.

    Đồng thời, việc báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình đến địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình có thể được thực hiện theo các hình thức sau đây: Gọi điện, nhắn tin; gửi đơn, thư; trực tiếp báo tin.

    11