22:28 - 31/12/2024

Đại lý dịch vụ viễn thông được từ chối giao kết hợp đồng trong những trường hợp nào?

Đại lý dịch vụ viễn thông được từ chối giao kết hợp đồng trong những trường hợp nào? Quyền, nghĩa vụ của đại lý dịch vụ viễn thông được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Đại lý dịch vụ viễn thông được từ chối giao kết hợp đồng trong những trường hợp nào?

    Căn cứ Điều 22 Luật Viễn thông 2023 quy định về từ chối cung cấp dịch vụ viễn thông như sau:

    Từ chối cung cấp dịch vụ viễn thông
    1. Doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông không được từ chối giao kết hợp đồng với người sử dụng dịch vụ viễn thông, trừ các trường hợp sau đây:
    a) Người sử dụng dịch vụ viễn thông đã từng vi phạm hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông đã giao kết với doanh nghiệp viễn thông;
    b) Việc cung cấp dịch vụ viễn thông là không khả thi về kinh tế, kỹ thuật;
    c) Người sử dụng dịch vụ viễn thông đã bị doanh nghiệp viễn thông có thỏa thuận bằng văn bản với doanh nghiệp viễn thông khác về việc từ chối cung cấp dịch vụ viễn thông theo hình thức trả sau do trốn tránh nghĩa vụ thanh toán tiền sử dụng dịch vụ;
    d) Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
    2. Doanh nghiệp viễn thông không được đơn phương chấm dứt hợp đồng với người sử dụng dịch vụ viễn thông, trừ các trường hợp sau đây:
    a) Người sử dụng dịch vụ viễn thông vi phạm hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông đã giao kết;
    b) Thuê bao viễn thông vi phạm pháp luật về viễn thông. Chính phủ quy định chi tiết Điểm này;
    c) Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

    Theo đó, đại lý dịch vụ viễn thông được từ chối giao kết hợp đồng trong những trường hợp sau:

    - Người sử dụng dịch vụ viễn thông đã từng vi phạm hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông đã giao kết với doanh nghiệp viễn thông;

    - Việc cung cấp dịch vụ viễn thông là không khả thi về kinh tế, kỹ thuật;

    - Người sử dụng dịch vụ viễn thông đã bị doanh nghiệp viễn thông có thỏa thuận bằng văn bản với doanh nghiệp viễn thông khác về việc từ chối cung cấp dịch vụ viễn thông theo hình thức trả sau do trốn tránh nghĩa vụ thanh toán tiền sử dụng dịch vụ;

    - Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

    Đại lý dịch vụ viễn thông được từ chối giao kết hợp đồng trong những trường hợp nào?

    Đại lý dịch vụ viễn thông được từ chối giao kết hợp đồng trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)

    Quyền, nghĩa vụ của đại lý dịch vụ viễn thông được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 14 Luật Viễn thông 2023 quy định quyền, nghĩa vụ của đại lý dịch vụ viễn thông như sau:

    - Đại lý dịch vụ viễn thông có các quyền sau đây:

    + Thiết lập hệ thống thiết bị đầu cuối tại địa điểm được sử dụng để cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông tại địa điểm đó theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông;

    + Thực hiện việc cung cấp, bán lại dịch vụ viễn thông theo quy định của Luật này;

    + Yêu cầu doanh nghiệp viễn thông ký hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông hướng dẫn, cung cấp thông tin về dịch vụ viễn thông;

    + Ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông đối với người sử dụng dịch vụ viễn thông vi phạm pháp luật về viễn thông;

    + Quyền khác theo quy định của Luật Thương mại và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    - Đại lý dịch vụ viễn thông có các nghĩa vụ sau đây:

    + Thực hiện quy định về bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin;

    + Cung cấp dịch vụ viễn thông theo chất lượng và giá dịch vụ trong hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông;

    + Chịu sự kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp viễn thông ký hợp đồng;

    + Thực hiện thời gian cung cấp dịch vụ viễn thông theo quy định của pháp luật;

    + Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Thương mại và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Kinh doanh viễn thông gồm những hình thức nào?

    Căn cứ Điều 10 Luật Viễn thông 2023 quy định về hình thức kinh doanh viễn thông:

    Hình thức kinh doanh viễn thông
    1. Kinh doanh viễn thông bao gồm các hình thức sau đây:
    a) Kinh doanh dịch vụ viễn thông là hoạt động đầu tư thiết lập mạng viễn thông công cộng, cung cấp dịch vụ viễn thông nhằm mục đích sinh lợi;
    b) Kinh doanh hàng hóa viễn thông là hoạt động đầu tư sản xuất, trao đổi, mua, bán, cho thuê hàng hóa viễn thông nhằm mục đích sinh lợi.
    2. Việc kinh doanh dịch vụ viễn thông phải tuân theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc kinh doanh hàng hóa viễn thông phải tuân theo quy định tại Điều 42 và Điều 55 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Theo đó, kinh doanh viễn thông gồm 02 hình thức sau:

    - Kinh doanh dịch vụ viễn thông là hoạt động đầu tư thiết lập mạng viễn thông công cộng, cung cấp dịch vụ viễn thông nhằm mục đích sinh lợi;

    - Kinh doanh hàng hóa viễn thông là hoạt động đầu tư sản xuất, trao đổi, mua, bán, cho thuê hàng hóa viễn thông nhằm mục đích sinh lợi.

    30