Đặc trưng phong tục Tết Nguyên đán ở miền Nam? Những điều kiêng kỵ ngày Tết Nguyên đán miền Nam
Nội dung chính
Phong tục Tết Nguyên đán miền Nam có gì?
Ngày Tết miền Nam có những phong tục và đặc trưng độc đáo, mang đậm dấu ấn văn hóa và sự gắn kết gia đình, bao gồm:
(1) Chưng hoa mai vàng
Hoa mai vàng không chỉ là một loại hoa đẹp mà còn mang ý nghĩa đặc biệt trong ngày Tết miền Nam. Được coi là biểu tượng của may mắn, thịnh vượng và hạnh phúc, hoa mai nở vào dịp Tết đầu năm mang đến những khởi đầu an lành.
(2) Bày mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam luôn có những loại quả đặc trưng, bao gồm mãng cầu, đu đủ, dừa và xoài. Cách đọc của các loại quả này mang ý nghĩa "Cầu vừa đủ xài" thể hiện mong ước năm mới no đủ, sung túc.
Tuy nhiên, chuối, cam hay táo không được bày trên mâm vì những cái tên này có thể gợi đến những điều không may.
(3) Mâm cỗ đặc trưng
Mâm cỗ Tết miền Nam đặc biệt với những món ăn mang đậm hương vị và ý nghĩa cầu chúc cho một năm mới thịnh vượng. Các món như bánh tét, thịt kho tàu, canh khổ qua nhồi thịt đều tượng trưng cho sự vượt qua khó khăn, mong muốn gia đình luôn gắn kết.
Để cân bằng vị giác, các món ăn kèm như củ kiệu và rau củ ngâm chua ngọt là không thể thiếu.
(4) Chợ hoa đầu xuân và chợ Tết miền sông nước
Khung cảnh Tết miền Nam không thể thiếu các chợ hoa đầu xuân, nơi người dân mua sắm hoa tươi và các vật phẩm Tết.
Những chợ Tết trên sông, với các ghe chở đầy hoa, mứt và phong bao lì xì, tạo nên không khí sôi động, vui tươi. Hoa mai vàng và các loại hoa khác được bày bán, mang lại hy vọng về một năm mới an lành và thịnh vượng.
(5) Các lễ nghi truyền thống
Vào dịp Tết, người miền Nam thực hiện những nghi lễ truyền thống để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Từ tảo mộ cuối năm, lễ cúng ông Táo, lễ rước ông bà cho đến cúng giao thừa, tất cả đều nhằm đón chào năm mới an lành và thịnh vượng.
Lễ đưa ông bà vào mùng 3 tháng Giêng cũng là một phần không thể thiếu trong lễ Tết Nguyên đán miền Nam.
(6) Lì xì năm mới
Lì xì là phong tục không thể thiếu trong dịp Tết, đặc biệt là ở miền Nam. Những phong bao đỏ chứa tiền lì xì mang đến may mắn cho trẻ em, với lời chúc cho sức khỏe và sự ngoan ngoãn trong năm mới.
Đặc trưng phong tục Tết Nguyên đán ở miền Nam? Những điều kiêng kỵ ngày Tết Nguyên đán miền Nam (Hình từ Internet)
Những điều kiêng kỵ ngày Tết Nguyên đán miền Nam
Sau đây là những điều kiêng kỵ ngày Tết Nguyên đán miền Nam nhằm cầu mong một năm mới may mắn, thuận lợi:
- Về nhà trước giao thừa: Người miền Nam tin rằng phải về nhà trước thời khắc giao thừa, nếu không sẽ gặp phải cảnh bôn ba, vất vả suốt cả năm.
- Cất chổi sau khi quét nhà: Người miền Nam không để mất chổi trong ngày Tết vì họ tin rằng điều này có thể dẫn đến trộm cắp và hao hụt tài sản trong năm mới.
- Kiêng quét nhà và làm vỡ đồ đạc: Quét nhà trong ngày Tết được cho là sẽ quét đi vận may, tài lộc. Ngoài ra, tránh đổ vỡ đồ đạc để không gặp phải xui xẻo hoặc vận xấu.
Công chức, viên chức, người lao động khi nào được nghỉ Tết Nguyên đán 2025?
Ngày 03/12/2024, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội ban hành Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH năm 2024 về việc nghỉ tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh, nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 năm 2025 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Theo Thông báo, lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của công chức, viên chức là từ thứ Bảy ngày 25/01/2025 Dương lịch (tức ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết Chủ nhật ngày 02/02/2025 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ).
Bên cạnh đó, đối với người lao động khác thì công ty sẽ quyết định thời điểm bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán 2025 dựa trên các phương án:
- 1 ngày cuối năm Giáp Thìn và 4 ngày đầu năm Ất Tỵ 2025.
- 2 ngày cuối năm Giáp Thìn và 3 ngày đầu năm Ất Tỵ 2025.
- 3 ngày cuối năm Giáp Thìn và 2 ngày đầu năm Ất Tỵ 2025.
Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, Tết, được nghỉ bù theo Khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019.