16:58 - 13/12/2024

Cúng cô hồn hàng tháng vào ngày nào? Mâm cúng và văn khấn cô hồn hàng tháng

Theo tín ngưỡng dân gian của người Việt, việc cúng cô hồn hàng tháng được xem là một nghi thức quan trọng để bố thí cho các vong hồn lang thang, không nơi nương tựa.

Nội dung chính

    Cúng cô hồn hàng tháng vào ngày nào?

    Ngày cúng cô hồn hàng tháng là vào ngày mùng 2 và 16 âm lịch. Đây là những ngày mà dân gian tin rằng cửa âm phủ mở, các vong hồn có thể đi lại tự do nên cần thực hiện lễ cúng để tránh họ quấy nhiễu hoặc xin ăn.

    Theo tín ngưỡng dân gian của người Việt, cúng cô hồn hàng tháng không chỉ là nghi thức tâm linh mà còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện lòng từ bi, sự tôn trọng với thế giới tâm linh và mong cầu cuộc sống bình an, thuận lợi.

    Nghi thức cúng cô hồn còn giúp thanh lọc tà khí và năng lượng tiêu cực trong nhà. Việc rải gạo, muối sau khi cúng cũng mang ý nghĩa tiễn đưa các vong linh, tránh sự quấy nhiễu kéo dài.

    Thông qua nghi thức tâm linh này, gia chủ vừa tích đức cho bản thân và gia đình, vừa góp phần duy trì truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

    Thời gian thích hợp nhất để thực hiện nghi thức cúng cô hồn là vào chiều tối, từ khoảng 17 - 19 giờ. Đây là thời điểm hạ dương, khi ánh sáng mặt trời đã yếu dần, âm thịnh dương suy, thuận lợi để các vong linh nhận lễ vật cúng tế.

    Cúng cô hồn hàng tháng vào ngày nào? Mâm cúng và văn khấn cô hồn hàng tháng

    Cúng cô hồn hàng tháng vào ngày nào? Mâm cúng và văn khấn cô hồn hàng tháng (Hình từ Internet)

    Mâm cúng cô hồn hàng tháng bao gồm những gì?

    Mỗi địa phương sẽ có cách bày mâm cúng cô hồn hàng tháng và nghi thức cúng khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, một mâm cúng cô hồn đầy đủ và chuẩn nhất thường bao gồm các vật phẩm sau:

    - 1 đĩa muối và gạo;

    - 12 chén cháo trắng hoặc 3 chén cơm nhỏ;

    - 12 cục đường thẻ;

    - Bắp rang và khúc mía dài khoảng 15cm;

    - Bộ giấy tiền vàng bạc;

    - 3 ly nước, 2 cây nến, 3 cây nhang và 1 lư hương.

    Trong đó, muối, gạo, giấy tiền vàng bạc và nhang đèn là những lễ vật không thể thiếu, đặc biệt là đĩa muối và gạo. Theo quan niệm dân gian, nếu thiếu muối và gạo, nghi lễ cúng bái sẽ không trọn vẹn, dễ bị vong hồn quấy phá sau này. Các lễ vật khác có thể thay thế linh hoạt tùy vào điều kiện gia chủ và phong tục địa phương.

    Văn khấn cúng cô hồn hàng tháng

    Sau đây là bài văn khấn cúng cô hồn hàng tháng tham khảo:

    Kính lễ mười phương Tam Bảo chứng minh
    Hôm nay ngày …… tháng …… năm ………… (âm lịch).
    Con tên là …………………..tuổi……………….
    Ngụ tại số nhà …, đường ........…, phường (xã) …, quận (huyện) ……………,tỉnh (Tp):…………………
    Trân trọng kính mời các chư vị khuất mặt, khuất mày, kẻ lớn, người nhỏ , thập loại cô hồn, các Đảng, âm binh ngoài đường, ngoài xá, hữu danh vô vị, hữu vị vô danh, các chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn…về nơi đây hưởng lộc thực đầy đủ.
    Phát lòng thành tịnh, thiết lập đạo tràng, bày tiệc cam lồ, Kỳ an gia trạch, Kỳ an bổn mạng. Nhờ ơn tế độ, thêm sự phước duyên, nguyện xin gia đình yên ổn, thuận lợi bán buôn, phù hộ được buôn may bán đắt, mọi sự được sở cầu như ý, dòng họ quy hướng đạo mầu, con cháu học hành tinh tiến, nguyện cầu thế giới hòa bình, nhơn sanh phước lạc.
    Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng. Độ cho nhứt thiết siêu thăng thượng đài.
    – Chân ngôn biến thực: (biến thức ăn cho nhiều)
    Nam Mô Tát Phạ Đát Tha, Nga Đà Phạ Lô Chỉ Đế, Án Tám Bạt Ra, Tam Bạt Ta Hồng (7 lần)
    - Chân ngôn Cam lồ thủy: (biến nước uống cho nhiều)
    Nam Mô Tô Rọ Bà Da, Đát Tha Nga Đa Da, Đát Điệt Tha, Án Tô Rô, Tô Rô, Bát Ra Tô Rô, Bát Ra Tô Rô, Ta Bà Ha (7 lần)
    - Chân ngôn cúng dường:
    Án Nga Nga Nẵng Tam Bà Phạt Phiệt Nhựt Ra Hồng (7 lần).
    20