15:16 - 11/11/2024

Có thể xin cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai tại Trạm y tế hay không?

Có thể xin cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai tại Trạm y tế không? Điều kiện hưởng chế độ thai sản dưỡng thai quy định như thế nào? Tôi đã sinh con và muốn biết thêm thông tin về chế độ dưỡng thai, có thể xin giấy chứng nhận tại Trạm y tế không vì tôi sinh con tại trạm y tế? Điều kiện để hưởng chế độ thai sản được quy định thế nào?

Nội dung chính

    Có thể xin cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai tại Trạm y tế không?

    Căn cứ Khoản 1 Điều 18 Thông tư 56/2018/TT-BYT quy định về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai như sau:

    a) Bệnh viện đa khoa có khoa phụ sản hoặc bệnh viện chuyên khoa phụ sản đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh: được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý sản khoa;

    b) Bệnh viện đa khoa đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và Hội đồng Giám định y khoa được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý toàn thân;

    c) Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định lại điểm a và điểm b Khoản này được ký giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý sản khoa và bệnh lý toàn thân theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.

    Như vậy, theo quy định hiện hành thì trường hợp được ký giấy xác nhận dưỡng thai chỉ trong các trường hợp quy định phía trên. Theo đó, trạm y tế không thuộc trường hợp có thẩm quyền ký giấy xác nhận.

    Điều kiện hưởng chế độ thai sản có bao gồm dưỡng thai?

    Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

    1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Lao động nữ mang thai;

    b) Lao động nữ sinh con;

    c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

    d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

    đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

    e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

    2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

    3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

    4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

    Theo đó, để có thể hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp dưỡng thai bạn cần phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 trong 12 tháng trước khi sinh con.

     

    351
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ