Chỉ huy trưởng lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại phái bộ có nhiệm vụ, quyền hạn của là gì?
Nội dung chính
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chỉ huy trưởng lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại phái bộ là gì?
Theo Chương II Nghị định 61/2021/NĐ-CP có nêu nhiệm vụ, quyền hạn của Chỉ huy trưởng lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại phái bộ như sau:
(1) Nhiệm vụ, quyền hạn trong thực hiện thỏa thuận giữa Việt Nam và Liên hợp quốc
- Là người chỉ huy cao nhất, đại diện của lực lượng Việt Nam tại phái bộ về lĩnh vực hành chính và kỷ luật với Liên hợp quốc.
- Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong lĩnh vực tham gia do cấp có thẩm quyền của Liên hợp quốc giao theo thỏa thuận giữa Việt Nam và Liên hợp quốc.
- Giúp cơ quan điều phối quốc gia về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc trong việc tham mưu cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về nâng cao năng lực tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
- Làm việc với chính quyền nước sở tại, tổ chức quốc tế và đối tác khác tại phái bộ khi được phép của cấp có thẩm quyền nhằm thúc đẩy quan hệ song phương, đa phương và giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc của lực lượng Việt Nam.
- Theo dõi, giúp đỡ lực lượng Việt Nam tại phái bộ trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
(2) Nhiệm vụ, quyền hạn trong chỉ đạo, quản lý, chỉ huy và điều hành lực lượng Việt Nam tại phái bộ
- Giúp cơ quan điều phối quốc gia về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc trong việc nghiên cứu, tham mưu cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về chỉ đạo, quản lý, chỉ huy và điều hành lực lượng Việt Nam tại phái bộ.
- Điều phối công tác hỗ trợ triển khai, điều chỉnh, rút lực lượng Việt Nam khỏi phái bộ.
- Giúp cơ quan điều phối quốc gia về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc trong chỉ đạo, quản lý, chỉ huy và điều hành về hành chính và kỷ luật đối với lực lượng Việt Nam tại phái bộ.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(3) Nhiệm vụ, quyền hạn trong điều tra, xử lý vi phạm đối với lực lượng Việt Nam tại phái bộ
- Chủ trì làm việc với chỉ huy các cấp của phái bộ và các cơ quan chức năng Liên hợp quốc tại địa bàn về quản lý hành chính và kỷ luật đối với lực lượng Việt Nam tại phái bộ theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền Việt Nam.
- Tham gia các đoàn của Liên hợp quốc liên quan đến việc điều tra, xử lý kỷ luật đối với lực lượng Việt Nam tại phái bộ.
(4) Chế độ thông tin, báo cáo
Định kỳ hoặc đột xuất, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 Nghị định này về cơ quan điều phối quốc gia về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc theo quy định.
Hình từ Internet
Trang phục, trang bị của lực lượng Việt Nam khi tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc được quy định thế nào?
Theo Điều 10 Nghị quyết 130/2020/QH14 có nêu về trang phục, trang bị của lực lượng Việt Nam như sau:
- Trong thời gian tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, lực lượng Việt Nam sử dụng trang phục theo quy định của Liên hợp quốc.
- Cá nhân, đơn vị tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc được giao quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trang bị, thiết bị, phương tiện và vật chất cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ.
- Việc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trong thời gian tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam, quy định của Liên hợp quốc, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Chính phủ quy định màu sắc, dấu hiệu nhận biết riêng đối với trang bị, phương tiện được sử dụng huấn luyện và triển khai thực hiện nhiệm vụ.