16:07 - 26/09/2024

Cán bộ, công chức khi đi làm nhiệm vụ có được mang dép lê?

Xin cho hỏi: Thời gian vừa qua tôi bắt gặp rất nhiều trường hợp các đồng chí cán bộ, công chức tại địa bàn nơi tôi đang sinh sống khi đi làm nhiệm vụ thường ăn mặc không lịch sự, đơn cử có người còn mang cả dép lê khi đi thi hành nhiệm vụ nữa. Xin cho hỏi, pháp luật có cho phép họ làm như vậy hay không thưa luật sư? Trong khi người dân khi đến cơ quan nhà nước thì yêu cầu phải lịch sự gọn gàng, không mang dép lê,...

Nội dung chính

    Cán bộ, công chức khi đi làm nhiệm vụ có được mang dép lê?

    Ngày 27/12/2018, Chính phủ đã ban hành Quyết định 1847/QĐ-TTg năm 2018 nhằm nâng cao văn hóa công vụ, góp phần hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đảm bảo tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động thực thi nhiệm vụ, công vụ; đáp ứng yêu cầu phục vụ Nhân dân, xã hội.

    Trong đó, có quy định về trang phục của cán bộ, công chức, viên chức cụ thể như sau:

    - Khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự, đi giày hoặc dép có quai hậu;

    - Trang phục phải phù hợp với tính chất công việc, đặc thù trang phục của ngành và thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

    - Đối với những ngành có trang phục riêng thì phải thực hiện theo quy định của ngành.

    Mặt khác, tại Thông tư 03/2016/TT-TTCP có quy định trang phục của cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân sẽ bao gồm quần áo thu đông, áo măng tô, áo sơ mi dài tay, quần xuân hè, áo xuân hè ngắn tay, áo xuân hè dài tay, thắt lưng da, giầy da, dép quai hậu, bít tất, cà vạt, quần áo mưa, cặp tài liệu. Khuyến khích, ưu tiên sử dụng các nguyên vật liệu sản xuất trong nước để may sắm trang phục.

    Trong đó:

    - Đối với giầy da phải có kiểu dáng là mũi giầy trơn; nẹp có 05 cặp lỗ để buộc dây trang trí, phần thân giầy đệm mút xốp tạo nên độ êm, mặt đế hoa văn chống trơn trượt; chất liệu là da bò Boxcal độ dày và độ bóng đồng đều. Da mặt đế loại da thuộc màu tự nhiên, da đanh, dẻo, không bị giòn gãy; đế bằng cao su nhựa tổng hợp (TPR) đúc định hình màu đen, gót làm bằng nhựa ABS; và màu sắc bắt buộc phải là màu đen.

    - Đối với dép thì bắt buộc phải là dép có vai hậu, có quai ngang, đế cao 3cm, có chốt cài; làm bằng chất liệu da Nappa và màu sắc bắt buộc phải là màu đen.

    Như vậy: Căn cứ các nội dung được trích dẫn trên đây thì có thể thấy pháp luật hiện hành không cho phép cán bộ, công chức mang dép lê (hay còn gọi là dép xỏ ngón) khi thực hiện nhiệm vụ cũng như làm nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân. Đồng nghĩa, các hành vi cán bộ, công chức mang dép lê trong lúc thực hiện nhiệm vụ đều bị nghiêm cấm.

    Do đó: Đối với trường hợp các đồng chí cán bộ, công chức tại địa bàn nơi tôi đang sinh sống khi đi làm nhiệm vụ thường ăn mặc không lịch sự, đơn cử có người còn mang cả dép lê khi đi thi hành nhiệm vụ là không phù hợp với quy định của pháp luật.

    Trường hợp phát hiện hành vi kể trên bạn có thể làm đơn trình báo đến các cơ quan nơi các cán bộ, công chức đó đang công tác để yêu cầu cơ quan giải quyết, chấn chỉnh lại việc sử dụng trang phục đối với các cán bộ, công chức của cơ quan mình.

    Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

    48