16:18 - 09/11/2024

Các trường hợp hủy bản án sơ thẩm

Các trường hợp hủy bản án sơ thẩm theo quy định tại khoản 1 Điều 250 Bộ luật tố tụng hình sự?

Nội dung chính

    Các trường hợp hủy bản án sơ thẩm

    Khoản 1 Điều 250 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định "Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại khi nhận thấy việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không bổ sung được".

    Những trường hợp này có thể bao gồm thiếu hoặc điều tra không đầy đủ những chứng cứ quan trọng sau đây.

    - Không lấy lời khai hoặc không xét hỏi những người mà lời khai của họ là những chứng cứ quan trọng cần thiết phải chứng minh trong vụ án.

    - Các chứng cứ để chứng minh có hành vi phạm tội xảy ra không? Tức là chứng cứ để xác định hành vi đó có thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm hay không? Các chứng cứ để xác định hành vi đó không phải là hành vi phạm tội (các hình thức loại trừ tội phạm hoặc liên quan đến tội phạm, các quan hệ dân sự, kinh tế, vi phạm hành chính…).

    - Các chứng cứ để xác định có sự việc phạm tội xảy ra không? thời gian, địa điểm, phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện… thực hiện tội phạm.

    - Chứng cứ chứng minh về người thực hiện hành vi phạm tội đó, tức là các chứng cứ để xác định "Ai là người thực hiện hành vi phạm tội".

    - Các chứng cứ xác định lỗi, có hay không có lỗi; lỗi cố ý hay lỗi vô ý (quy định tại điều 9 và Điều 10 BLHS).

    - Các chứng cứ chứng minh về nhân thân của bị cáo là các tài liệu về lý lịch tư pháp, tàng thư căn cước, trích lục tiền án (nếu có)…

    - Chứng cứ xác định năng lực trách nhiệm hình sự (về độ tuổi, về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi nếu họ mắc bệnh tâm thần…)

    - Các chứng cứ về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.

    - Chứng cứ về động cơ, mục đích, hoàn cảnh, điều kiện phạm tội. Trong một số trường hợp, có thể các yếu tố này trùng với yếu tố định tội, định khung hình phạt hoặc tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

    - Chứng cứ xác định tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra (tính nguy hiểm của hành vi phạm tội, hậu quả (vật chất hay phi vật chất) có ý nghĩa quan trọng xác định tội danh và quyết định hình phạt.

    - Chứng cứ xác định độ tuổi của bị cáo, của người bị hại khi người bị hại là trẻ em;

    - Chứng cứ để xác định vai trò, vị trí của các bị cáo trong vụ án có đồng phạm hoặc phạm tội có tổ chức.

    - Không có chứng cứ về giám định trong những trường hợp luật quy định bắt buộc phải giám định (tỷ lệ thương tích, tổn hại sức khỏe, giám định tử thi, chất ma túy…)

    4