09:08 - 23/12/2024

Các lưu ý khi thiết kế hệ thống PCCC an toàn cho các cơ sở giáo dục như trường học

Phòng cháy chữa cháy (PCCC) đóng vai trò cốt lõi trong việc đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản, đặc biệt tại các cơ sở giáo dục như trường học.

Nội dung chính

    Tại sao cần thiết kế và thẩm duyệt hệ thống PCCC cho trường học trước khi đưa vào sử dụng?

    (1) Bảo vệ tính mạng, tài sản: việc thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy trong trường học là một yếu tố không thể thiếu nhằm ngăn chặn sự lan rộng của đám cháy trong trường hợp có sự cố xảy ra. Đồng thời, hệ thống PCCC sẽ phát ra thông báo giúp cứu hộ nhanh chóng đến để giúp giảm thiểu thiệt hại về con người và tài sản.

    (2) Phòng tránh và ứng phó với sự cố không mong muốn: việc có một hệ thống PCCC và được thẩm định đúng với yêu cầu sẽ giúp phòng tránh các sự cố cháy nổ, giúp di dời học sinh kịp thời và cung cấp các thiết bị chữa cháy để ứng phó khi sự cố xảy ra như bình gas để dập cháy, hệ thống bể nước chữa cháy.

    (3) Tạo niềm tin cho phụ hinh, học sinh: một môi trường được trang bị thiết kế và thẩm định PCCC đúng sẽ giúp học sinh, giáo viên được học tập trong môi trường an toàn và tập trung hơn khi học tập và giảng dạy tại trường học.

    (3) Nâng cao nhận thức về an toàn PCCC: việc thiết kế và thẩm định PCCC trong trường học còn giúp phổ biến kiến thức trong học đường về tầm quan trọng của công tác phòng cháy chữa cháy và các biện pháp để phòng tránh cháy nổ tại trường học. Điều này sẽ giúp học sinh, giáo viên có được sự chuẩn bị cần thiết trong các trường hợp cháy nổ tại giảng đường.

    Các điều kiện quy định về an toàn PCCC tại các trường học có tổng khối tích dưới 2000 m3 được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về các điều kiện an toàn PCCC cho trường tiểu học, trung học cơ sở có khối tích dưới 2000 m3 như sau:

    (1) Các điều kiện quy định tại các điểm a, c và điểm d khoản 1 Điều này, gồm:

    - Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

    - Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

    - Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.

    Trường hợp cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP phải có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;

    (2) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

    (3) Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

    Các lưu ý khi thiết kế hệ thống PCCC an toàn cho các cơ sở giáo dục như trường học (Hình từ Internet)

    Các lưu ý khi thiết kế, thi công PCCC tại trường học

    (1) Tối ưu hóa lối ra vào, tăng cường lối thoát hiểm

    Việc tối ưu hóa lối ra vào giúp quá trình di chuyển học sinh, giáo viên khi có sự cố cháy nổ xảy ra nhanh chóng, hiệu quả. Ngoài ra, lói ra được mở rộng còn giúp cho lực lượng PCCC dễ dàng tiếp cận vào bên trong và có các biện pháp xử lý phòng cháy chữa cháy kịp thời.

    Việc bổ sung các cầu thang bộ và các lối thoát hiểu dự phòng sẽ giúp giảm áp lực khi di chuyển ra bên ngoài trường học, từ đó tăng khả năng sơ tán an toàn cho học sinh và các cán bộ, giáo viên trong trường.

    (2) Sơ đồ thoát hiểm rõ ràng

    Sơ đồ thoát hiểm rõ ràng là yếu tố quan trọng trong an toàn phòng cháy chữa cháy. Nó giúp mọi người nhanh chóng xác định lối thoát an toàn trong trường hợp khẩn cấp, giảm thiểu hoảng loạn và nguy cơ thương vong. Sơ đồ cần được thiết kế dễ hiểu, đặt ở vị trí dễ thấy như lối ra vào, cầu thang.

    Ngoài ra, luôn cập nhật và kiểm tra định kỳ sơ đồ thoát hiểm, đảm bảo sơ đồ không bị hư hỏng, mờ nhòe, nhằm đảm bảo tính hiệu quả và sẵn sàng đi vào sử dụng khi cần thiết. Điều này không chỉ bảo vệ tính mạng con người mà còn thể hiện sự chu đáo của mỗi đơn vị.

    (3) Kiểm tra hệ thống bể nước chữa cháy

    Các trường học cần phải đảm bảo nguồn nước luôn sẵn sàng để ứng phó trong trường hợp khẩn cấp. Việc kiểm tra hệ thống bể nước chữa cháy sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề như rò rỉ, hư hỏng bơm, từ đó có thể có các biện pháp khắc phục kịp thời, đáp ứng việc cung cấp đủ áp lực nước cho hệ thống chữa cháy.

    Việc kiểm tra đường ống và van thường xuyên và bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp hệ thống luôn trong trạng thái tốt nhất, nâng cao độ tin cậy của học sinh, giáo viên đối với hệ thống PCCC ở trường học.

    (4) Thiết kế hệ thống cảnh báo cháy

    Hệ thống báo động sẽ cảnh báo về hỏa hoạn hoặc nguy cơ hỏa hoạn trong trường học, giúp sơ tán những người cư trú trong trường, từ đó làm giảm thiểu thiệt hại về con người và tài sản cho trường. Bên cạnh đó, hệ thống báo động này còn giúp cho lực lượng ứng cứu khẩn cấp như cảnh sát và cứu hỏa tiếp nhận thông tin thông qua trung tâm trực tiếp báo cháy và sớm đến trường học để ứng phó với hỏa hoạn.

    Hệ thống báo cháy là thiết bị hiện đại, có khả năng tự động đóng cửa chống cháy, thu hồi thang máy, nhận diện và giám sát các hoạt động như mở vòi phun nước. Hệ thống này cũng có thể kết nối với hệ thống thông gió, điều hướng thoát khói, v.v. Đây đều là những yêu tố quan trọng giúp bảo vệ an toàn tính mạng của con người.

    26
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ