15:56 - 20/09/2024

Các hình thức kỷ luật nào áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm kỷ luật? Có được sử dụng lại hội đồng kỷ luật cũ để xử lý kỷ luật viên chức không?

Cho tôi hỏi viên chức có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật không tổ chức họp kiểm điểm trong trường hợp nào?

Nội dung chính


    Các hình thức kỷ luật nào áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm kỷ luật?

    Căn cứ Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định các hình thức kỷ luật đối với viên chức:

    Các hình thức kỷ luật đối với viên chức

    1. Áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý

    a) Khiển trách.

    b) Cảnh cáo.

    c) Buộc thôi việc.

    2. Áp dụng đối với viên chức quản lý

    a) Khiển trách.

    b) Cảnh cáo.

    c) Cách chức.

    d) Buộc thôi việc.

    Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.

    Như vậy, công chức có hành vi vi phạm kỷ luật thì áp dụng các hình thức kỷ luật sau:

    - Viên chức không giữ chức vụ quản lý: Khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc.

    - Viên chức giữ chức vụ quản lý: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc.

    Có được sử dụng lại hội đồng kỷ luật cũ để xử lý kỷ luật viên chức không? (Hình từ Internet)

    Sử dụng hội đồng kỷ luật viên chức cũ để xử lý kỷ luật viên chức khác có được không?

    Căn cứ khoản 2 Điều 34 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định hội đồng kỷ luật viên chức:

    Hội đồng kỷ luật viên chức

    ...

    2. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật

    a) Hội đồng kỷ luật họp khi có đủ 03 thành viên trở lên tham dự, trong đó phải có Chủ tịch Hội đồng và Thư ký Hội đồng.

    b) Hội đồng kỷ luật kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật thông qua bỏ phiếu kín.

    c) Việc họp Hội đồng kỷ luật phải được lập thành biên bản, trong đó thể hiện rõ ý kiến của các thành viên dự họp và kết quả bỏ phiếu kiến nghị hình thức kỷ luật.

    d) Hội đồng kỷ luật tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

    ...

    Theo quy định trên, hội đồng kỷ luật viên chức sau khi hoàn thành nhiệm vụ thì tự giải thể. Vì vậy, không được sử dụng hội đồng kỷ luật viên chức cũ để xử lý kỷ luật viên chức khác.

    Thành phần Hội đồng kỷ luật viên chức gồm những ai?

    Căn cứ Điều 35 Nghị định 112/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP quy định thành phần Hội đồng kỷ luật viên chức, bao gồm:

    (1) Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý và đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức không có đơn vị cấu thành

    Thành phần Hội đồng kỷ luật có 03 thành viên, bao gồm:

    - Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức;

    - 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức;

    - 01 Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người đại diện cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức.

    (2) Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý và đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức có đơn vị cấu thành

    Thành phần Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:

    - Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức hoặc được phân cấp quản lý viên chức;

    - 01 Ủy viên Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị trực tiếp sử dụng viên chức;

    - 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện cấp ủy của đơn vị trực tiếp sử dụng viên chức;

    - 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức hoặc đơn vị được phân cấp quản lý viên chức;

    - 01 Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người đại diện cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức.

    (3) Đối với viên chức giữ chức vụ quản lý

    Thành phần Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:

    - Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc phê chuẩn, quyết định công nhận viên chức;

    - 01 Ủy viên Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị quản lý hoặc được phân cấp quản lý viên chức;

    - 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện tổ chức đảng của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức hoặc đơn vị được phân cấp quản lý viên chức;

    - 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của đơn vị quản lý viên chức hoặc đơn vị được phân cấp quản lý viên chức;

    - 01 Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người đại diện cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật viên chức.

    6