10:01 - 18/11/2024

Cá nhân đăng ký hiến tạng bị cấm trong các trường hợp nào?

Hiến tạng sau khi chết là việc cá nhân tự nguyện thực hiện nhưng vẫn phải đáp ứng một số điều kiện nào? Những điều cần biết khi đăng ký hiện tạng sau khi chết là gì?

Nội dung chính

    Điều kiện đăng ký hiến tạng sau khi chết là gì?

    Việc hiến tạng là hành động nhân đạo và có thể cứu sống nhiều người, nhưng theo quy định của pháp luật, có những trường hợp cấm hoặc không được phép đăng ký hiến tạng, nhằm đảm bảo sự tự nguyện, hợp pháp và tôn trọng quyền -lợi của mọi cá nhân.

    Cá nhân tự nguyện thực hiện đăng ký hiến tạng nhưng vẫn phải đáp ứng một số điều kiện của Điều 5 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 là: "Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác".

    Người có thể đăng ký hiến tạng khi còn sống hoặc có thể hiến tạng sau khi chết. Tuy nhiên, việc hiến tạng khi còn sống chỉ được phép đối với một số bộ phận cơ thể nhất định và phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về y khoa, đồng thời đảm bảo rằng việc hiến tạng không làm ảnh hưởng đến tính mạng của người hiến. Hiến tạng sau khi chết (hiến mô, bộ phận cơ thể) có thể bao gồm mắt, tạng nội tạng như tim, phổi, gan, thận, ruột, hoặc các mô khác. Trong trường hợp này, người đăng ký có thể ký kết cam kết hiến tạng trước khi qua đời.

    Cá nhân đăng ký hiến tạng bị cấm trong các trường hợp nào?

    Cá nhân đăng ký hiến tạng bị cấm trong các trường hợp nào? (Hình từ internet)

    Đăng ký hiến tạng bị cấm trong các trường hợp nào?

    Ngoài điều kiện về độ tuổi, năng lực hành vi dân sự, để được đăng ký hiến tạng sau khi chết, người có nhu cầu hiến tạng không được vi phạm các hành vi nêu tại Điều 11 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006:

    Các hành vi bị nghiêm cấm
    1. Lấy trộm mô, bộ phận cơ thể người; lấy trộm xác.
    2. Ép buộc người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của người không tự nguyện hiến.
    3. Mua, bán mô, bộ phận cơ thể người; mua, bán xác.
    4. Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.
    5. Lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới mười tám tuổi.
    6. Ghép mô, bộ phận cơ thể của người bị nhiễm bệnh theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
    7. Cấy tinh trùng, noãn, phôi giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người khác giới có họ trong phạm vi ba đời.
    8. Quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.
    9. Tiết lộ thông tin, bí mật về người hiến và người được ghép trái với quy định của pháp luật.
    10. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm sai lệch kết quả xác định chết não.

    Quyền lợi của người hiến tạng về chế độ tổ chức tang lễ, mai táng di hài sau khi chết là gì?

    Căn cứ Điều 3 Thông tư 104/2017/TT-BTC có quy định về chế độ tổ chức tang lễ, mai táng di hài đối với người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác như sau:

    Chế độ tổ chức tang lễ, mai táng di hài đối với người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác
    1. Trường hợp thân nhân của người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác có nhu cầu tổ chức tang lễ và mai táng di hài cho người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác được hỗ trợ mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở. Thân nhân của người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác phải xuất trình với cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến giấy tờ chứng minh là thân nhân của người đã hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác để nhận chế độ tổ chức tang lễ và mai táng di hài theo quy định tại Khoản này.
    2. Trường hợp cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến tổ chức tang lễ và mai táng được thanh toán chi phí theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá 10 tháng lương cơ sở.

    Ngoài ra, người đã hiến tạng còn được hưởng các quyền lợi quy định tại Điều 17 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 như:

    - Được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến tạng tại cơ sở y tế.

    - Được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến bộ phận cơ thể người tại cơ sở y tế và được khám sức khỏe định kỳ miễn phí;

    - Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí;

    - Được ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể người khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế;

    - Được tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

    Khi một người quyết định hiến tạng sau khi chết, họ có quyền hưởng các quyền lợi và bảo vệ nhất định theo quy định của pháp luật. Các quyền lợi này chủ yếu liên quan đến quyền lợi pháp lý, đảm bảo sự tự nguyện, và sự bảo vệ quyền lợi cá nhân trong quá trình hiến tạng.
    16