Luật Đất đai 2024

Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006

Số hiệu 75/2006/QH11
Cơ quan ban hành Quốc hội
Ngày ban hành 29/11/2006
Ngày công báo Đã biết
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Quyền dân sự
Loại văn bản Luật
Người ký Nguyễn Phú Trọng
Ngày có hiệu lực Đã biết
Số công báo Đã biết
Tình trạng Đã biết

QUỐC HỘI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
************

Luật số: 75/2006/QH 11

Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2006

 

QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Khóa XI, kỳ họp thứ 10
(Từ ngày 17 tháng 10 đến ngày 29 tháng 11 năm 2006)

LUẬT

HIẾN, LẤY, GHÉP MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI VÀ HIẾN, LẤY XÁC

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Luật này quy định về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; tổ chức, hoạt động của ngân hàng mô và Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.

2. Việc truyền máu, ghép tủy không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Mô là tập hợp các tế bào cùng một loại hay nhiều loại khác nhau để thực hiện các chức năng nhất định của cơ thể người.

2. Bộ phận cơ thể người là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định.

3. Noãn là tế bào trứng.

4. Phôi là sản phẩm của quá trình phát triển do sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng.

5. Bộ phận cơ thể không tái sinh là bộ phận sau khi lấy ra khỏi cơ thể người thì cơ thể không thể sản sinh hoặc phát triển thêm bộ phận khác thay thế bộ phận đã lấy.

6. Hiến mô, bộ phận cơ thể người là việc cá nhân tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết.

7. Lấy mô, bộ phận cơ thể người là việc tách mô, bộ phận từ cơ thể người hiến khi còn sống hoặc sau khi chết.

8. Ghép mô, bộ phận cơ thể người là việc cấy ghép mô, bộ phận tương ứng của cơ thể người hiến vào cơ thể của người được ghép.

9. Chết não là tình trạng toàn não bộ bị tổn thương nặng, chức năng của não đã ngừng hoạt động và người chết não không thể sống lại được.

10. Ngân hàng mô là cơ sở y tế tiếp nhận, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển và cung ứng mô.

Điều 4. Các nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

1. Tự nguyện đối với người hiến, người được ghép.

2. Vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học.

3. Không nhằm mục đích thương mại.

4. Giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người hiến, người được ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Điều 5. Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác

Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác.

Điều 6. Quyền hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo

1. Nam từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo theo quy định của pháp luật.

2. Việc hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Điều 7. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.

2. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác trong phạm vi cả nước.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác tại địa phương.

Điều 8. Nội dung quản lý nhà nước về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.

2. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.

3. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.

4. Tổ chức và chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và chuyên môn về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.

5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.

6. Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.

7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.

8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.

9. Hợp tác quốc tế về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.

Điều 9. Thông tin, tuyên truyền về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

1. Cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thông tin, tuyên truyền về mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và ý nghĩa của việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.

2. Bộ Y tế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin cung cấp cho các cơ quan thông tin đại chúng nội dung thông tin, tuyên truyền về mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và ý nghĩa của việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.

3. Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thường xuyên thông tin, tuyên truyền về mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và ý nghĩa của việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và ý nghĩa của việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác tại địa phương.

Điều 10. Chính sách của Nhà nước về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

1. Đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư cho cơ sở y tế thực hiện việc nghiên cứu, lấy, ghép, bảo quản, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người.

2. Hỗ trợ việc nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến, đào tạo, trao đổi chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật trong việc lấy, ghép, bảo quản, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người.

3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư, hợp tác trong việc nghiên cứu, lấy, ghép, bảo quản, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người.

4. Hỗ trợ việc thông tin, tuyên truyền về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.

5. Hỗ trợ nguồn lực phục vụ việc nghiên cứu, nuôi cấy và ghép mô, bộ phận cơ thể người nhân tạo.

6. Chăm sóc sức khoẻ cho người đã tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật.

7. Tôn vinh người tự nguyện hiến bộ phận cơ thể người và người tự nguyện hiến xác.

Điều 11. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Lấy trộm mô, bộ phận cơ thể người; lấy trộm xác.

2. Ép buộc người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của người không tự nguyện hiến.

3. Mua, bán mô, bộ phận cơ thể người; mua, bán xác.

4. Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.

5. Lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới mười tám tuổi.

6. Ghép mô, bộ phận cơ thể của người bị nhiễm bệnh theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

7. Cấy tinh trùng, noãn, phôi giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người khác giới có họ trong phạm vi ba đời.

8. Quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.

9. Tiết lộ thông tin, bí mật về người hiến và người được ghép trái với quy định của pháp luật.

10. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm sai lệch kết quả xác định chết não.

Chương II

HIẾN, LẤY MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ Ở NGƯỜI SỐNG

Mục 1

ĐĂNG KÝ HIẾN MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ Ở NGƯỜI SỐNG

Điều 12. Thủ tục đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống

1. Người có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 của Luật này có quyền bày tỏ nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể của mình với cơ sở y tế.

2. Khi nhận được thông tin của người có nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể người, cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.

3. Khi nhận được thông báo về trường hợp hiến mô, bộ phận cơ thể người, Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người có trách nhiệm thông báo cho cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này để tiến hành các thủ tục đăng ký cho người hiến.

4. Khi nhận được thông báo của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này có trách nhiệm sau đây:

a) Trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan đến hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người;

b) Hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn; thực hiện việc kiểm tra sức khỏe cho người hiến;

c) Báo cáo danh sách người đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.

5. Việc đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống có hiệu lực kể từ khi cơ sở y tế nhận đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống.

6. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống; việc tư vấn, kiểm tra sức khỏe cho người hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống.

Điều 13. Thủ tục thay đổi, hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống

1. Trường hợp muốn thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống thì người đã đăng ký hiến gửi đơn đề nghị thay đổi hoặc hủy bỏ đến cơ sở y tế đã tiếp nhận đơn đăng ký hiến.

2. Cơ sở y tế quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm sau đây:

a) Tiếp nhận đơn thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống của người đã đăng ký hiến;

b) Trong thời gian hai ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đơn, thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người về việc thay đổi, hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống.

3. Việc thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống có hiệu lực kể từ khi cơ sở y tế nhận đơn thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống.

4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu đơn thay đổi, huỷ bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống.

Mục 2

LẤY MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ Ở NGƯỜI SỐNG

Điều 14. Điều kiện, thủ tục lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống

1. Chỉ cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này mới được tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống.

2. Chỉ lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống đã đăng ký hiến. Trong trường hợp cấp cứu mà cần phải ghép mô hoặc cần ghép mô cho cha, mẹ, anh, chị, em ruột thì được phép lấy mô của người chưa đăng ký hiến nếu có sự đồng ý của người đó.

3. Cơ sở y tế trước khi tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống có trách nhiệm sau đây:

a) Tư vấn về sức khỏe, tâm lý xã hội cho người hiến;

b) Kiểm tra các thông số sinh học của người hiến.

4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể việc tư vấn, kiểm tra các thông số sinh học của người hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống.

Điều 15. Điều kiện, thủ tục lấy bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống

1. Việc lấy bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống phải tuân theo quy định tại Điều 14 của Luật này và chỉ được tiến hành sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể người.

2. Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể người do cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này thành lập. Thành phần của Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể người phải có ít nhất là năm người, bao gồm các chuyên gia về y tế, pháp luật và tâm lý.

3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể người.

Điều 16. Điều kiện đối với cơ sở y tế lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người

1. Cơ sở y tế lấy, ghép bộ phận cơ thể người phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đủ đội ngũ cán bộ y tế có năng lực, trình độ chuyên môn về lấy, ghép bộ phận cơ thể người, gây mê, hồi sức sau ghép được cơ sở y tế hoặc cơ sở đào tạo cấp giấy chứng nhận hoặc văn bằng chuyên khoa;

b) Có trưởng kíp ghép bộ phận cơ thể người là người đã trực tiếp thực hiện ca ghép trên người;

c) Có ít nhất ba phòng liên hoàn khép kín, bố trí một chiều, bảo đảm vô trùng, bao gồm phòng lấy, xử lý và bảo quản bộ phận cơ thể người, phòng ghép và phòng hồi sức sau ghép;

d) Có phòng kỹ thuật dành riêng cho việc theo dõi, chăm sóc liên tục người hiến hoặc người được ghép;

đ) Có đơn vị ghép thực nghiệm;

e) Có phòng xét nghiệm;

g) Có đơn vị lọc máu, chạy thận nhân tạo đối với trường hợp ghép thận;

h) Có đủ trang thiết bị, dụng cụ y tế về thăm dò chức năng, huyết học, hóa sinh, vi sinh, miễn dịch, giải phẫu bệnh, chẩn đoán hình ảnh, định lượng nồng độ thuốc chống thải ghép để bảo đảm việc chẩn đoán và theo dõi người hiến, người được ghép trước, trong và sau khi ghép;

i) Có đủ cơ số thuốc cần thiết đáp ứng yêu cầu thực hiện quá trình lấy, ghép và phục hồi sau khi ghép.

 2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này; điều kiện của cơ sở y tế lấy, ghép mô; trình tự, thủ tục cho phép cơ sở y tế lấy, ghép bộ phận cơ thể người, cơ sở y tế lấy, ghép mô hoạt động.

Điều 17. Quyền lợi của người đã hiến mô, bộ phận cơ thể người

1. Người đã hiến mô được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến mô tại cơ sở y tế.

2. Người đã hiến bộ phận cơ thể người có các quyền lợi sau đây:

a) Được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến bộ phận cơ thể người tại cơ sở y tế và được khám sức khỏe định kỳ miễn phí;

b) Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí;

c) Được ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể người khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế;

d) Được tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể chế độ tài chính về khám sức khỏe định kỳ và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người đã hiến bộ phận cơ thể người.

Chương III

HIẾN, LẤY MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ Ở NGƯỜI SAU KHI CHẾT VÀ HIẾN, LẤY XÁC

Mục 1

ĐĂNG KÝ HIẾN MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ  Ở NGƯỜI SAU KHI CHẾT VÀ HIẾN XÁC

Điều 18. Thủ tục đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết

1. Người có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 của Luật này có quyền bày tỏ nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết với cơ sở y tế.

2. Khi nhận được thông tin của người có nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết, cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.

3. Khi nhận được thông báo về trường hợp hiến mô, bộ phận cơ thể người, Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người có trách nhiệm thông báo cho cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này để tiến hành các thủ tục đăng ký cho người hiến.

4. Khi nhận được thông báo của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này có trách nhiệm sau đây:

a) Trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan đến hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người;

b) Hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn; thực hiện việc kiểm tra sức khỏe cho người hiến;

c) Cấp thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết cho người hiến;

d) Báo cáo danh sách người đăng ký hiến đã được cấp thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.

5. Việc đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết có hiệu lực kể từ khi người đăng ký được cấp thẻ đăng ký hiến.

6. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết; việc tư vấn, kiểm tra sức khỏe cho người hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết.

Điều 19. Thủ tục đăng ký hiến xác

1. Người có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 của Luật này có quyền bày tỏ nguyện vọng hiến xác với cơ sở y tế.

2. Khi nhận được thông tin của người có nguyện vọng hiến xác, cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo cho cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến quy định tại Điều 23 của Luật này.

3. Khi nhận được thông báo về trường hợp hiến xác, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến có trách nhiệm sau đây:

a) Trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan về hiến xác;

b) Hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn;

c) Cấp thẻ đăng ký hiến xác cho người hiến.

4. Việc đăng ký hiến xác có hiệu lực kể từ khi người đăng ký được cấp thẻ đăng ký hiến.

5. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu đơn đăng ký hiến xác; việc tư vấn cho người hiến xác.

Điều 20. Thủ tục thay đổi, hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết và hiến xác

1. Trường hợp muốn thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết hoặc hiến xác thì người đã đăng ký hiến gửi đơn đề nghị thay đổi hoặc hủy bỏ đến cơ sở y tế hoặc cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến đã tiếp nhận đơn đăng ký hiến.

2. Cơ sở y tế hoặc cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm sau đây:

a) Tiếp nhận đơn thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác của người đã đăng ký hiến;

b) Cấp lại thẻ hoặc thu hồi thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác cho người đăng ký hiến nếu người đó đã được cấp thẻ;

c) Trong thời gian hai ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đơn, thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người về việc thay đổi, hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết.

3. Việc thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác có hiệu lực kể từ khi cơ sở y tế hoặc cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến nhận đơn thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký.

4. Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành mẫu đơn thay đổi, huỷ bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác.

Mục 2

LẤY MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ Ở NGƯỜI SAU KHI CHẾT, LẤY XÁC

Điều 21. Điều kiện lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết

1. Chỉ cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này mới được tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết.

2. Việc lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Có thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết;

b) Có thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết và đã được công bố là chết não theo quy định tại khoản 5 Điều 27 của Luật này;

c) Trường hợp không có thẻ hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết thì việc lấy phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó hoặc vợ, chồng hoặc đại diện các con đã thành niên của người đó.

Điều 22. Điều kiện lấy xác

1. Chỉ cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến quy định tại Điều 23 của Luật này mới được tiến hành lấy xác.

2. Việc lấy xác được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Người chết có thẻ đăng ký hiến xác;

b) Trường hợp người chết không có thẻ đăng ký hiến xác thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó hoặc vợ, chồng hoặc đại diện các con đã thành niên của người đó;

c) Người chết không xác định được nơi cư trú cuối cùng và có giấy chứng tử do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó chết cấp.

Điều 23. Điều kiện đối với cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến

Cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến là cơ sở nghiên cứu, đào tạo y học có đủ điều kiện về cơ sở vật chất bảo quản xác, trang thiết bị, nhân sự và có phòng tưởng niệm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Điều 24. Trách nhiệm của cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến trong việc lấy bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, lấy xác

1. Cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến có trách nhiệm sau đây:

a) Đến nơi có xác để lấy bộ phận cơ thể người hoặc lấy xác;

b) Phối hợp với gia đình để tổ chức lễ truy điệu;

c) Khôi phục về mặt thẩm mỹ thi thể sau khi lấy bộ phận cơ thể người hoặc khi không còn nhu cầu sử dụng xác;

d) Tổ chức mai táng di hài sau khi không còn nhu cầu sử dụng.

2. Kinh phí tổ chức tang lễ và mai táng di hài do ngân sách nhà nước chi trả theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Điều 25. Tôn vinh người hiến bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác

Người đã hiến bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác được truy tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Mục 3

CHẾT NÃO

Điều 26. Mục đích và điều kiện xác định chết não

1. Việc xác định chết não là cơ sở pháp lý để tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể của người có thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết.

2. Điều kiện để xác định là chết não bao gồm:

a) Có đủ tiêu chuẩn về chết não theo quy định tại Điều 28 và Điều 29 của Luật này;

b) Được ba chuyên gia quy định tại khoản 3 Điều 27 của Luật này trực tiếp khám và kết luận là chết não;

c) Việc chẩn đoán chết não chỉ được thực hiện ở các cơ sở y tế có khoa hồi sức cấp cứu, có máy thở, máy phân tích khí, máu và đủ các điều kiện khác theo quy định tại Điều 16 của Luật này.

Điều 27. Thủ tục và thẩm quyền xác định chết não

1. Người đứng đầu cơ sở y tế quy định tại điểm c khoản 2 Điều 26 của Luật này ra quyết định phê duyệt danh sách chuyên gia tham gia xác định chết não.

2. Danh sách chuyên gia xác định chết não là các chuyên gia thuộc các lĩnh vực sau đây:

a) Hồi sức cấp cứu;

b) Thần kinh hoặc phẫu thuật thần kinh;

c) Giám định pháp y.

3. Khi cần xác định chết não, người đứng đầu của cơ sở y tế quy định tại khoản 1 Điều này chỉ định nhóm chuyên gia gồm ba người thuộc danh sách chuyên gia tham gia xác định chết não và thuộc ba lĩnh vực theo quy định tại khoản 2 Điều này. Bác sỹ trực tiếp tham gia ghép mô, bộ phận cơ thể người và bác sĩ đang trực tiếp điều trị cho người chết não không được tham gia nhóm chuyên gia xác định chết não.

4. Kết luận chết não của nhóm chuyên gia xác định chết não chỉ được công bố khi có kết luận chết não bằng văn bản của cả ba thành viên.

Thành viên nhóm chuyên gia xác định chết não phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính khoa học, chính xác trong kết luận chết não của mình.

5. Người đứng đầu của cơ sở y tế quy định tại khoản 1 Điều này công bố kết luận chết não bằng văn bản.

Điều 28. Tiêu chuẩn lâm sàng và tiêu chuẩn thời gian để xác định chết não

1. Tiêu chuẩn lâm sàng để xác định chết não bao gồm:

a) Hôn mê sâu (thang điểm hôn mê Glasgow bằng 3 điểm);

b) Đồng tử cố định (đường kính đồng tử hai bên giãn trên 4 mm);

c) Đồng tử mất phản xạ với ánh sáng;

d) Mất phản xạ giác mạc;

đ) Mất phản xạ ho khi kích thích phế quản;       

e) Không có phản xạ đầu - mắt;

g) Mắt không quay khi bơm 50ml nước lạnh vào tai;

h) Mất khả năng tự thở khi bỏ máy thở.

2. Tiêu chuẩn thời gian để xác định chết não ít nhất là 12 giờ, kể từ khi người bệnh có đủ các tiêu chuẩn lâm sàng theo quy định tại khoản 1 Điều này và không hồi phục mới được chẩn đoán chết não.

3. Bộ Y tế quy định cụ thể các trường hợp không áp dụng các tiêu chuẩn lâm sàng quy định tại khoản 1 Điều này để xác định chết não.

Điều 29. Tiêu chuẩn cận lâm sàng để xác định chết não

1. Để xác định tiêu chuẩn cận lâm sàng để xác định chết não, phải sử dụng một trong các kỹ thuật chuyên môn sau đây:

a) Ghi điện não;

b) Chụp cắt lớp vi tính xuyên não;

c) Chụp siêu âm Doppler xuyên sọ;

d) Chụp X quang động mạch não;

đ) Chụp đồng vị phóng xạ.

2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn cận lâm sàng để xác định chết não và việc áp dụng các kỹ thuật chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều này.

Chương IV

GHÉP MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI

Điều 30. Điều kiện đối với người được ghép mô, bộ phận cơ thể người

1. Có chỉ định ghép của cơ sở y tế được ghép mô, bộ phận cơ thể người.

2. Có đơn tự nguyện xin ghép. Đối với người dưới mười tám tuổi phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

3. Đối với trường hợp ghép bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống phải được sự đồng ý bằng văn bản của Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể người quy định tại Điều 15 của Luật này.

Điều 31. Điều kiện đối với cơ sở y tế được ghép mô, bộ phận cơ thể người

Chỉ cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này mới được thực hiện kỹ thuật ghép mô, bộ phận cơ thể người.

Điều 32. Chăm sóc sức khỏe sau khi ghép mô, bộ phận cơ thể người

1. Người đã được ghép mô, bộ phận cơ thể người được chăm sóc y tế sau khi ghép; được theo dõi sức khoẻ và khám sức khỏe định kỳ tại cơ sở y tế đã ghép hoặc cơ sở y tế được ghép mô, bộ phận cơ thể người.

2. Người đã được ghép mô, bộ phận cơ thể người ở nước ngoài nếu muốn được chăm sóc sức khoẻ sau khi ghép tại Việt Nam phải đăng ký với cơ sở y tế được ghép mô, bộ phận cơ thể người.

3. Cơ sở y tế được ghép mô, bộ phận cơ thể người có trách nhiệm chăm sóc sức khoẻ cho các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể quy trình chuyên môn chăm sóc sức khoẻ đối với người đã được ghép mô, bộ phận cơ thể người.

Điều 33. Chế độ bảo hiểm y tế và viện phí đối với người được ghép mô, bộ phận cơ thể người

1. Người được ghép mô, bộ phận cơ thể người có thẻ bảo hiểm y tế được cơ quan bảo hiểm y tế thanh toán viện phí về việc ghép theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

2. Người được ghép mô, bộ phận cơ thể người không có thẻ bảo hiểm y tế phải thanh toán viện phí.

Điều 34. Ghép bộ phận cơ thể người có liên quan đến người nước ngoài

1. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được ghép bộ phận cơ thể của người Việt Nam tại Việt Nam trong trường hợp có cùng dòng máu về trực hệ hoặc có họ trong phạm vi ba đời với người hiến hoặc trong trường hợp người hiến đã có đơn tự nguyện hiến mà không nêu đích danh người được ghép.

2. Người Việt Nam chỉ được ra nước ngoài để hiến bộ phận cơ thể người trong trường hợp có cùng dòng máu về trực hệ hoặc có họ trong phạm vi ba đời với người được ghép.

Chương V

NGÂN HÀNG MÔ VÀ TRUNG TÂM ĐIỀU PHỐI QUỐC GIA

VỀ GHÉP BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI

 Điều 35. Ngân hàng mô

1. Ngân hàng mô là cơ sở y tế do cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập.

2. Ngân hàng mô được tiếp nhận, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển mô; cung ứng mô cho các cơ sở y tế hoặc cơ sở nghiên cứu, đào tạo y học và hợp tác quốc tế trong việc trao đổi mô.

3. Điều kiện thành lập của ngân hàng mô:

a) Có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự theo quy định tại khoản 6 Điều này;

b) Người quản lý chuyên môn của ngân hàng mô phải có đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Tiêu chuẩn của người quản lý chuyên môn ngân hàng mô:

a) Có bằng tốt nghiệp đại học y, dược hoặc chuyên ngành sinh học, hóa học;

b) Có thời gian công tác từ ba năm trở lên tại các cơ sở y tế hoặc chuyên ngành sinh học, hoá học;

c) Có đạo đức nghề nghiệp;

d) Có đủ sức khỏe hành nghề;

đ) Không đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn theo bản án, quyết định của Toà án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên có liên quan trực tiếp đến hoạt động chuyên môn; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

5. Ngân hàng mô có tư cách pháp nhân và chỉ được hoạt động sau khi có giấy phép của Bộ Y tế.

6. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự, hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép hoạt động của ngân hàng mô.

7. Ngân hàng mô hoạt động không nhằm mục đích thương mại. Chính phủ quy định cụ thể loại hình tổ chức hoạt động của ngân hàng mô phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.

Điều 36. Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người

1. Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người là tổ chức sự nghiệp, có tư cách pháp nhân, trực thuộc Bộ Y tế.

2. Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người có chức năng, nhiệm vụ sau đây:

a) Tiếp nhận và xử lý thông tin về việc hiến, thay đổi hoặc huỷ bỏ việc hiến mô, bộ phận cơ thể người;

b) Quản lý danh sách chờ ghép mô, bộ phận cơ thể người của quốc gia;

c) Quản lý việc cấp thẻ hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác;

d) Quản lý các thông tin liên quan đến người hiến, người được ghép mô, bộ phận cơ thể người;

đ) Điều phối việc lấy, ghép, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển mô, bộ phận cơ thể người;

e) Hợp tác quốc tế trong việc điều phối lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người.

3. Chính phủ quyết định thành lập và quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.

Điều 37. Nguyên tắc điều phối ghép mô, bộ phận cơ thể người

1. Việc điều phối ghép mô, bộ phận cơ thể người phải bảo đảm nguyên tắc hòa hợp giữa người hiến và người được ghép và bảo đảm công bằng giữa những người được ghép.

2. Thứ tự ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể người được quy định như sau:

a) Trẻ em;

b) Trường hợp cấp cứu;

c) Người đã hiến bộ phận cơ thể người khi có chỉ định ghép hoặc người có tên đầu tiên trong danh sách chờ ghép của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người hoặc trong danh sách chờ ghép của cơ sở y tế lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người;

d) Trường hợp nhiều người có cùng thông số sinh học với người hiến thì ưu tiên đối với người có tên trong danh sách chờ ghép của cơ sở y tế đã lấy bộ phận cơ thể của người hiến đó.

Điều 38. Mã hóa thông tin

1. Mọi thông tin về người hiến, người được ghép bộ phận cơ thể người phải được mã hóa thông tin và bảo mật.

2. Trong trường hợp công bố thông tin quy định tại khoản 1 Điều này thì phải bảo đảm tính vô danh để không xác định được người hiến và người được ghép, trừ trường hợp người hiến và người được ghép là người có cùng dòng máu về trực hệ hoặc có họ trong phạm vi ba đời.

3. Trong trường hợp đặc biệt vì mục đích chữa bệnh theo yêu cầu của người đứng đầu cơ sở y tế hoặc theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng thì cơ sở lưu giữ thông tin mới được phép cung cấp thông tin.

4. Hồ sơ về người hiến và người được ghép phải được lưu giữ, bảo quản trong ba mươi năm.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 39. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007.

Điều 40. Hướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Phú Trọng

 

                         

 

144
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tải về Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006
Tải văn bản gốc Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006

THE NATIONAL ASSEMBLY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No: 75/2006/QH11

Hanoi, November 29, 2006

 

LAW

ON DONATION, REMOVAL AND TRANSPLANTATION OF HUMAN TISSUES AND ORGANS AND DONATION AND RECOVERY OF CADAVERS

Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001, of the Xth National Assembly, the 10th session;
This Law provides for the donation, removal and transplantation of human tissues and organs and the donation and recovery of cadavers
.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

1. This Law provides for the donation, removal and transplantation of human tissues and organs and the donation and recovery of cadavers; the organization and operation of tissue banks and the National Coordination Center for Organ Transplantation.

2. Blood transfusion and bone marrow transplantation are not governed by this Law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

This Law applies to Vietnamese organizations and individuals, overseas Vietnamese, and foreign organizations and individuals related to the donation, removal and transplantation of human tissues and organs and the donation and recovery of cadavers in Vietnam.

Article 3.- Interpretation of terms

In this Law, the terms below are construed as follows:

1. Tissue is a combination of cells of the same type or different types to perform certain functions of human body.

2. Human organ is a part of human body formed from tissues of different types to perform certain physiological functions.

3. Ovum is a reproductive cell.

4. Embryo is a product of the process of development as a result of combination between an egg and a sperm.

5. Non-regenerable organ is an organ that the body cannot produce or develop another one to replace it after that organ is removed from the body.

6. Donation of human tissues or organs is an act whereby individuals voluntarily donate their tissues or organs when they are living or after their death.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

8. Transplantation of human tissues or organs is the transplantation of corresponding tissues or organs of a donor's body into the transplant recipient's body.

9. Brain death is the state when the whole brain is severely damaged, the brain stops functioning and the brain-dead person cannot be revived.

10. Tissue bank is an establishment that receives, preserves, stores, transports and supplies tissues.

Article 4.- Principles in the donation, removal and transplantation of human tissues and organs and the donation and recovery of cadavers

1. Voluntariness of donors and transplant recipients.

2. For humanitarian purposes, medical treatment, lecturing or scientific research.

3. For non-commercial purposes.

4. Confidentiality of information relating to donors and transplant recipients, unless otherwise agreed upon by the involved parties or provided for by law.

Article 5.- The right to donate human tissues and organs and cadavers

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Article 6.- The right to donate and receive sperm, ova and embryos in artificial fertilization

1. Men aged full twenty years or older and women aged full eighteen years or older and having full civil act capacity are entitled to donate and receive sperm, ova or embryos in artificial fertilization in accordance with law.

2. Donation and receipt of sperm, ova and embryos in artificial fertilization shall be carried out according to the Government's regulations.

Article 7.- Responsibilities for state management of donation, removal and transplantation of human tissues and organs and donation and recovery of cadavers

1. The Government performs uniform state management of donation, removal and transplantation of human tissues and organs and donation and recovery of cadavers.

2. The Ministry of Health is responsible to the Government for performing the state management of donation, removal and transplantation of human tissues and organs and donation and recovery of cadavers nationwide.

3. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the scope of their respective tasks and powers, coordinate with the Ministry of Health in performing the state management of donation, removal and transplantation of human tissues and organs and donation and recovery of cadavers.

4. People's Committees at all levels shall, within the scope of their tasks and powers, perform the state management of donation, removal and transplantation of human tissues and organs and donation and receipt of cadavers.

Article 8.- Contents of state management of donation, removal and transplantation of human tissues and organs and donation and recovery of cadavers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2. Making, and directing the implementation of, plans on donation, removal and transplantation of human tissues and organs and donation and recovery of cadavers.

3. Propagating and disseminating the law on donation, removal and transplantation of human tissues and organs and donation and recovery of cadavers.

4. Organizing and directing the training and retraining of managerial and professional personnel in donation, removal and transplantation of human tissues and organs and donation and recovery of cadavers.

5. Mobilizing, managing and utilizing resources for donation, removal and transplantation of human tissues and organs and donation and recovery of cadavers.

6. Organizing and managing scientific and technological research and application related to donation, removal and transplantation of human tissues and organs and donation and recovery of cadavers.

7. Inspecting and supervising the observance of the law on donation, removal and transplantation of human tissues and organs and donation and recovery of cadavers.

8. Settling complaints and denunciations about and handling violations of the law on donation, removal and transplantation of human tissues and organs and donation and recovery of cadavers.

9. Undertaking international cooperation on donation, removal and transplantation of human tissues and organs and donation and recovery of cadavers.

Article 9.- Information and communication about donation, removal and transplantation of human tissues and organs and donation and recovery of cadavers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2. The Ministry of Health shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Culture and Information in, providing the mass media information on the humanitarian, medical treatment, lecturing and scientific research purposes and the significance of donation, removal and transplantation of human tissues and organs and donation and recovery of cadavers.

3. The Ministry of Culture and Information shall direct the mass media to regularly disseminate information on humanitarian, medical treatment, teaching and scientific research purposes and the significance of donation, removal and transplantation of human tissues and organs and donation and recovery of cadavers.

4. People's Committees at all levels shall conduct information and communication work on humanitarian, medical treatment, teaching and scientific research purposes and the significance of donation, removal and transplantation of human tissues and organs and donation and receipt of cadavers in localities.

Article 10.- State policies on donation, removal and transplantation of human tissues and organs and donation and recovery of cadavers

1. To invest in or support investment in medical establishments to research, remove, transplant, preserve and store human tissues and organs;

2. To support research and application of advanced scientific and technological achievements, training, exchange of specialists, technology transfer in the removal, transplantation, preservation and storage of human tissues and organs.

3. To encourage domestic and foreign organizations and individuals to invest in and cooperate on the research, removal, transplantation, preservation and storage of human tissues and organs.

4. To support the work of information and communication on the donation, removal, transplantation, preservation and storage of human tissues and organs.

5. To support resources for tissue and organ research, culture and transplantation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

7. To honor donors who have voluntarily donated their organs or their cadavers.

Article 11.- Prohibited acts

1. To steal human tissues and organs; to steal cadavers.

2. To force other persons to give away their tissues and organs or remove tissues and organs from persons who refuse to donate their tissues and organs.

3. To buy or sell human tissues and organs; to buy or sell cadavers.

4. To remove, transplant, use or store human tissues and organs for commercial purposes.

5. To remove tissues and organs from living persons aged under 18 years.

6. To transplant tissues or organs of persons infected with diseases on the list prescribed by the Minister of Health.

7. To implant sperm, ova and embryos between persons of the direct bloodline and between persons of different sexes who are next of kin within three generations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

9. To disclose information and secrets about donors and transplant recipients in violation of law.

10. To abuse one's position and powers to distort the results of brain death determination.

Chapter II

DONATION AND REMOVAL OF LIVING DONOR TISSUES AND ORGANS

SECTION 1. REGISTRATION OF DONATION OF LIVING DONOR TISSUES AND ORGANS

Article 12.- Procedures for registration of donation of living donor tissues and organs

1. Those who are eligible under Article 5 of this Law are entitled to express their wish to donate their tissues and organs to a medical establishment.

2. The medical establishment shall report information on a person who wishes to donate his/her tissues or organs to the National Coordination Center for Human Organ Transplantation.

3. Upon receiving the notice on a person who wishes to donate his/her tissues or organs, the National Coordination Center for Human Organ Transplantation shall notify a medical establishment defined in Article 16 of this Law to carry out donation registration procedures for that person.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

a/ Directly meet with the donor and provide him/her with information about human tissue and organ donation and removal;

b/ Give guidance on the donation registration according to a set form; to conduct health checks of the donor;

c/ Report the list of registered living donors of tissues or organs to the National Coordination Center for Organ Transplantation.

5. Registration of donation of living donor tissues or organs becomes effective at the time the medical establishment receives the written registration of donation of tissues or organs by a living donor.

6. The Minister of Health shall prescribe the form of registration of donation of living donor tissues or organs; and the counseling and health check of living donors.

Article 13.- Procedures for modification or cancellation of written registrations of donation of living donor tissues or organs

1. When wishing to modify or cancel his/her written registration of donation of tissues or organs, a registered donor shall send a written request for modification or cancellation to the medical establishment that has received his/her donation registration.

2. The medical establishment mentioned in Clause 1 of this Article shall:

a/ Receive the written request for modification or cancellation of the donation registration;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

3. Modification or cancellation of a written registration of donation of living donor tissues or organs becomes effective at the time the medical establishment receives the written request for modification or cancellation of the donation registration.

4. The Minister of Health shall prescribe the form of request for modification or cancellation of a written registration of donation of living donor tissues or organs.

SECTION 2. REMOVAL OF LIVING DONOR TISSUES OR ORGANS

Article 14.- Conditions and procedures for removal of living donor tissues or organs

1. Only medical establishments specified in Article 16 of this Law may remove tissues or organs from living donors.

2. Tissues and organs may be removed only from living donors who have made donation registration. In emergency cases where it is necessary to transplant tissues or transplant tissues for a parent or sibling, it is permitted to remove tissues from a person who has not yet made donation registration when so consented by this person.

3. Before removing tissues or organs from a living donor, a medical establishment shall:

a/ Give counseling on health and social psychology to the donor;

b/ Examine biological parameters of the donor.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Article 15.- Conditions and procedures for removal of non-regenerable organs from living donors

1. Removal of non-regenerable organs from living donors must comply with the provisions of Article 14 of this Law and may be carried out only after obtaining the written approval of a Counseling Council on Human Organ Removal and Transplantation.

2. A Counseling Council on Human Organ Removal and Transplantation shall be established by a medical establishment specified in Article 16 of this Law. It must be composed of at least five members who are medical, legal and psychological professionals.

3. The Minister of Health shall make specific regulations on the organization and operation of a Counseling Council on Human Organ Removal and Transplantation.

Article 16.- Conditions on medical establishments engaged in human organ removal and transplantation

1. A medical establishment engaged in human organ removal and transplantation must fully meet the following conditions:

a/ Having sufficient medical personnel who are professionally capable and qualified in human organ removal and transplantation, anesthesia and post-transplantation recovery as evidenced in specialty certificates or diplomas granted by medical establishments or training institutions.

b/ Having the chief of the human organ transplantation team who has personally engaged in transplant operations on humans;

c/ Having at least three sterilized closed inter-related rooms arranged in a one-way direction, including a room for human organ removal, treatment and preservation, a room for transplantation, and a room for post-transplantation recovery;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

e/ Having an experimental transplantation unit;

f/ Having a testing room;

g/ Having a blood ventilation and dialysis unit for kidney transplantation;

h/ Having adequate medical equipment and instruments of functional exploration, hematology, biochemistry, microbiology, immunology, pathological surgery, diagnostic radiography, and quantification of anti-rejection drugs to ensure the diagnosis and supervision of donors and recipients before, during and after transplantation;

i/ Having sufficient medicines and drugs to meet the requirements of the process of removal, transplantation and post-transplantation recovery.

2. The Minister of Health shall make specific regulations on the conditions specified in Clause 1 of this Article; conditions of medical establishments engaged in tissue removal and transplantation; order and procedures for licensing the operation of medical establishments engaged in human organ removal and transplantation and medical establishments engaged in tissue removal and transplantation.

Article 17.- Benefits of donors from whom tissues or organs have been removed

1. Donors are entitled to free health care and rehabilitation right after their tissues are removed at medical establishments;

2. Donors from whom organs have been removed are entitled to the following benefits:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

b/ Free health insurance cards;

c/ Prioritized transplantation of human tissues or organs at the prescription of a medical establishment;

d/ Receipt of a For the People's Health medal according to regulations of the Minister of Health.

3. The Minister of Finance shall make specific regulations on the financial regime applicable to regular health checks and the issuance of health insurance cards to donors who have donated their organs.

Chapter III

DONATION, REMOVAL OF DECEASED DONOR TISSUES AND ORGANS, AND DONATION AND RECOVERY OF CADAVERS

SECTION 1. REGISTRATION OF DONATION OF DECEASED DONOR TISSUES AND ORGANS AND DONATION OF CADAVERS

Article 18.- Procedures for registration of donation of deceased donor tissues and organs

1. Persons who meet all conditions specified in Article 5 of this Law are entitled to express their wish to donate their tissues or organs after their death to a medical establishment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

3. When receiving a notice on a case of human tissue or organ donation, the National Coordination Center for Human Organ Transplantation shall notify a medical establishment defined in Article 16 of this Law for carrying out donation registration procedures for the donor.

4. When receiving the notice of the National Coordination Center for Human Organ Transplantation, a medical establishment defined in Article 16 of this Law shall:

a/ Directly meet the donor to give counseling on human tissue and organ transplantation and removal;

b/ Instruct the donation registration according to a set form; conduct a health check of the donor;

c/ Issue a card of registration of donation of deceased donor tissues and organs to the donor;

d/ Report the list of registered donors who have been granted a card of donation of deceased donor tissues and organs to the National Coordination Center for Human Organ Transplantation.

5. Registration of donation of deceased donor tissues or organs becomes effective on the date the registrant is issued a donation registration card.

6. The Minister of Health shall prescribe the form of registration of donation of deceased donor tissues and organs; counseling for and health checks of persons who will donor their tissues or organs after death.

Article 19.- Procedures for registration of cadaver donation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2. When receiving information from a person who wishes to donate his/her cadaver, a medical establishment shall notify an establishment engaged in cadaver recovery and preservation defined in Article 23 of this Law.

3. When receiving a notice on a case of cadaver donation, an establishment engaged in cadaver recovery and preservation shall:

a/ Directly meet the donor to give counseling on cadaver donation;

b/ Instruct the donation registration according to a set form;

c/ Issue a card of registration of cadaver donation to the donor;

4. Registration of cadaver donation becomes effective on the date the registrant is issued a cadaver donation registration certificate.

5. The Minister of Health shall prescribe the form of registration of cadaver donation and the counseling on cadaver donation.

Article 20.- Procedures for modification or cancellation of applications for registration of donation of deceased donor tissues and organs or donation of cadavers

1. When wishing to modify or cancel his/her application for registration of donation of deceased donor tissues or organs or cadaver donation, the registered person shall send a written request for modification or cancellation to a medical establishment or an establishment engaged in cadaver recovery and preservation that has received his/her application.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

a/ Receive the written request for modification or cancellation of registration of donation of deceased donor tissues or organs or cadaver donation from the registered donor.

b/ Re-issue a card of registration of donation of deceased donor tissues or organs or cadaver donation to the registered donor or withdraw the card from the registered donor who has been issued such card;

c/ Within two working days after receiving the written request, notify the National Coordination Center for Organ Transplantation of the modification or cancellation of the applications for registration of donation of deceased donor tissues or organs.

3. Modification or cancellation of an application for registration of donation of deceased donor tissues or organs or cadaver donation becomes effective from the time the medical establishment or the establishment engaged in cadaver recovery and preservation receives the written request for modification or cancellation of the registration application.

4. The Minister of Health shall prescribe the form of request for modification or cancellation of the application for registration of donation of deceased donor tissues or organs or cadaver donation.

SECTION 2. REMOVAL OF DECEASED DONOR TISSUES OR ORGANS, RECOVERY OF CADAVERS

Article 21.- Removal of deceased donor tissues or organs

1. Only medical establishments defined in Article 16 of this Law may remove tissues and organs from deceased donors.

2. Removal of tissues and organs from deceased donors may be carried out in the following cases:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

b/ The deceased donor has a card of registration of donation of deceased donor tissues or organs and has been declared brain-dead under the provisions of Clause 5, Article 27 of this Law;

c/ In case of having no card of registration of donation of deceased donor tissues or organs, written consent of the father, mother, guardian, spouse or adult child of the deceased donor is required.

Article 22.- Conditions for cadaver recovery

1. Only medical establishments engaged in recovery and preservation of donor cadaver defined in Article 23 of this Law may recover cadavers.

2. The recovery of cadavers may be conducted in the following cases:

a/ The deceased has a card of registration of donation of his/her cadaver;

b/ In case the deceased has no card of registration of donation of his/her cadaver, written consent of the father, mother, guardian, spouse or adult child of the deceased donor is required;

c/ The deceased's last residence is unknown but there is a death certificate issued by the People's Committee of the commune, ward or township where the person dies.

Article 23.- Conditions for establishments engaged in recovery and preservation of donor cadavers

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Article 24.- Responsibilities of medical establishments and establishments engaged in recovery and preservation of donor cadavers in removing deceased donor tissues and organs or recovering cadavers.

1. Medical establishments and establishments engaged in recovery and preservation of donor cadavers have the following responsibilities:

a/ To visit the places where cadavers exist to remove organs from or recover cadavers;

b/ To collaborate with deceased donors' families in holding memorial services for the deceased;

c/ Restoring the appearance of cadavers after removing organs therefrom or no longer needing to use cadavers;

d/ Organizing burial services for cadavers which are no longer needed for use.

2. Expenses for organizing memorial and burial services for donor cadavers shall be borne by the state budget according to the Health Minister's regulations.

Article 25.- Honoring of deceased donors for donation of their organs or cadavers

Deceased donors of organs or cadavers shall be posthumously awarded a For the People's Health medal according to the Health Minister's regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Article 26.- Purposes of and conditions for determining brain death

1. Brain death determination is a legal ground for removing tissues or organs from persons with cards of registration of donation of deceased donor tissues or organs.

2. Conditions for brain death determination include:

a/ Satisfying all indicators of brain death according to Articles 28 and 29 of this Law;

b/ Three professionals defined in Clause 3, Article 27 of this Law have personally conducted examination and conclusion on brain death;

c/ Brain death diagnosis may be conducted only at a medical establishment with an intensive care unit, ventilators, breath and blood analyzers and other conditions as specified in Article 16 of this Law.

Article 27.- Procedures and competence to determine brain death

1. Heads of medical establishments defined at Point c, Clause 2, Article 26 of this Law shall issue decisions approving lists of professionals to participate in brain death determination.

2. Professionals in brain death determination are those in the following fields:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

b/ Neurology or neurosurgery;

c/ Forensic examination.

3. For brain death determination, the head of a medical establishment defined in Clause 1 of this Article shall appoint a group of three professionals on the list of professionals participating in brain death determination in the three fields specified in Clause 2 of this Article. The physician who will personally participate in tissue or organ transplantation and the physician who is personally attending to the brain-dead person may not participate in the group of professionals for brain death determination.

4. Brain death conclusions by the group of brain death determination professionals may be publicized only after there are written brain death conclusions of all three members.

Members of the group of brain death determination professionals shall take responsibility before law for the scientificity and accuracy of their brain death conclusions.

5. The head of the medical establishment defined in Clause 1 of this Article shall publicize in writing brain death conclusions.

Article 28.- Clinical criteria and time criteria for brain death determination

1. Clinical criteria for brain death determination include:

a/ Coma (the score of 3 on the Glasgow coma scale);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

c/ No pupillary reflex to light;

d/ No corneal reflex;

e/ No cough response to stimulation of bronchi;

f/ No deviation of the eyes to irrigation of each ear with 50 ml of cold water;

g/ Loss of the breathing ability when the ventilator is disconnected.

2. The time criterion for brain death determination is that conclusion on brain death can be made only at least 12 hours after the moment all clinical criteria specified in Clause 1 of this Article are satisfied and no recovery is observed.

3. The Ministry of Health shall specify cases where the clinical criteria specified in Clause 1 of this Article are not applicable to death brain determination.

Article 29.- Subclinical criteria for determining brain death

1. In order to identify subclinical criteria for determining brain death, one of the following professional techniques shall be used:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

b/ Computed tomography scanning;

c/ Transcranial Doppler ultrasonography;

d/ X-ray of brain arteries;

e/ Nuclear brain scanning.

2. The Minister of Health shall specify subclinical criteria for determining brain death and the application of professional techniques mentioned in Clause 1 of this Article.

Chapter IV

TRANSPLANTATION OF HUMAN TISSUES AND ORGANS

Article 30.- Conditions on potential transplant recipients

1. Having a medical establishment's prescription for human tissue or organ transplantation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

3. For the transplantation of a non-regenerable organ from a living donor, written approval of a counseling council on removal and transplantation of organs defined in Article 15 of this Law is required.

Article 31.- Conditions on medical establishments allowed to carry out human tissue and organ transplantations

Only medical establishments defined in Article 16 of this Law may carry out human tissue and organ transplantations.

Article 32.- Post-transplantation medical care

1. Transplant recipients are entitled to post-transplantation medical care; regular health monitoring and examinations at the medical establishment that has conducted the transplantations or a medical establishment allowed to carry out human tissue and organ transplantations.

3. Medical establishments allowed to carry out human tissue and organ transplantations shall provide medical care for persons defined in Clauses 1 and 2 of this Article.

4. The Minister of Health shall specify the professional process of providing medical care for transplant recipients.

Article 33.- Health insurance regime and hospital charges for transplant recipients

1. Transplant recipients who have health insurance cards shall have hospital charges for their transplantation paid by the health insurance agency according to the law on health insurance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Article 34.- Organ transplantation related to foreigners

1. Foreigners and overseas Vietnamese may be transplanted with organs of Vietnamese in Vietnam if they have the same bloodline with or are next of kin within three generations of donors or when donors have filed voluntary donation applications without identifying recipients' names.

2. Vietnamese may go abroad for donating their organs if they have the same bloodline with or are next of kin within three generations of transplant recipients.

Chapter V

TISSUE BANKS AND NATIONAL COORDINATION CENTER FOR ORGAN TRANSPLANTATION

Article 35.- Tissue bank

1. Tissue bank is a medical establishment set up by an agency, an organization or an individual.

2. A tissue bank may receive, preserve, store and transport tissues; supply tissues for medical establishments or medical research and training institutions; and undertake international cooperation in the exchange of tissues.

3. Conditions for establishing a tissue bank:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

b/ Professional managers of a tissue bank must satisfy all criteria specified in Clause 4 of this Article.

4. Criteria for a professional manager of a tissue bank:

a/ Having a bachelor degree in medicine, pharmacy, biology or chemistry;

b/ Having worked for three or more years in a medical, biological or chemical establishment;

c/ Observing professional ethics;

d/ Being physically fit for the profession;

e/ Facing no ban on practicing his/her profession or doing a job related to his/her profession under a court judgment or ruling; not being subjected to penal liability examination; not currently serving a criminal sentence or a decision on the administrative sanction of confinement to an educational or medical treatment institution; not being subjected to a discipline of caution or severer form related to professional activities; not having lost civil act capacity or a restricted civil act capacity.

5. A tissue bank has the legal person status and may operate only after obtaining a license from the Ministry of Health.

6. The Minister of Health shall provide for material foundations, equipment, facilities, personnel of tissue banks, and dossiers and procedures for licensing tissue banks.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Article 36.- The National Coordination Center for Human Organ Transplantation

1. The National Coordination Center for Human Organ Transplantation is a non-business organization that has the legal capacity and is attached to the Ministry of Health.

2. The National Coordination Center for Human Organ Transplantation has the following functions and tasks:

a/ Receiving and processing information on donation, modification or cancellation of donation of human tissues and organs;

b/ Managing the national list of people waiting for tissue or organ transplantation;

c/ Managing the grant of cards of donation of deceased donor tissues or organs and cadaver donation;

d/ Managing information on tissue and organ donors and transplant recipients;

e/ Coordinating the removal, transplantation, preservation, storage and transport of human tissues and organs;

f/ Undertaking international cooperation on coordination of human tissue and organ removal and transplantation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Article 37.- Principles of coordination of human tissue and organ removal and transplantation

1. Coordination of human tissue and organ removal and transplantation must ensure compatibility between donors and potential transplant recipients and equality between transplant recipients.

2. The priority order of human tissue and organs transplantation is provided as follows:

a/ Children;

b/ Emergency cases;

c/ Persons who have donated their organs upon transplantation prescription or persons topping the list of persons waiting for transplantation compiled by the National Coordination Center for Human Organ Transplantation or at medical establishments engaged in human tissue and organ removal and transplantation.

d/ If there are many persons having the same biological parameters with a donor, priority shall be given to the person on the waiting list of the medical establishment that has removed an organ of this donor.

Article 38.- Encryption

1. All information on organ donors and recipients shall be encrypted and kept confidential.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

3. Only in special cases, for medical treatment purposes and at the request of the head of the medical establishment or the legal procedure-conducting body, can the information-keeping establishment supply information.

4. Files of donors and recipients shall be stored and preserved for thirty years.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 39.- Implementation effect

This Law takes effect on July 1, 2007.

Article 40.- Implementation guidance

The Government shall detail and guide the implementation of this Law.

This Law was passed on November 29, 2006, by the XIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 10th session.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

 

THE NATIONAL ASSEMBLY
PRESIDENT




Nguyen Phu Trong

 

Văn bản được hướng dẫn - [0]
[...]
Văn bản được hợp nhất - [0]
[...]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
[...]
Văn bản bị đính chính - [0]
[...]
Văn bản bị thay thế - [0]
[...]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
[...]
Văn bản được căn cứ - [0]
[...]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]
[...]
Văn bản đang xem
Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006
Số hiệu: 75/2006/QH11
Loại văn bản: Luật
Lĩnh vực, ngành: Thể thao - Y tế,Quyền dân sự
Nơi ban hành: Quốc hội
Người ký: Nguyễn Phú Trọng
Ngày ban hành: 29/11/2006
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày đăng: Đã biết
Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
[...]
Văn bản hướng dẫn - [0]
[...]
Văn bản hợp nhất - [0]
[...]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
[...]
Văn bản đính chính - [0]
[...]
Văn bản thay thế - [0]
[...]
[...] Đăng nhập tài khoản TVPL Basic hoặc TVPL Pro để xem toàn bộ lược đồ văn bản
Tổ chức, hoạt động của Ngân hàng mô được hướng dẫn bởi Chương 1 Nghị định 56/2008/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 26/05/2008
Căn cứ Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác ngày 29 tháng 11 năm 2006
...
Chương 1. NGÂN HÀNG MÔ

Mục 1. THÀNH LẬP NGÂN HÀNG MÔ

Điều 1. Địa vị pháp lý, chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng mô
...
Điều 2. Loại hình ngân hàng mô
...
Điều 3. Thẩm quyền thành lập và cho phép thành lập ngân hàng mô
...
Điều 4. Hồ sơ, thủ tục thành lập và cho phép thành lập ngân hàng mô
...
Mục 2. HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG MÔ

Điều 5. Nguồn lấy mô
...
Điều 6. Địa điểm, đối tượng lấy mô và điều kiện cần thiết khác:
...
Điều 7. Đóng gói, bảo quản và vận chuyển mô sau khi lấy đến ngân hàng mô
...
Điều 8. Tiếp nhận mô
...
Điều 9. Đánh giá chất lượng và xử lý mô
...
Điều 10. Đóng gói và dán nhãn mô đã qua xử lý
...
Điều 11. Mã hóa thông tin về mô
...
Điều 13. Phân phối mô
...
Điều 14. Chế độ lưu trữ hồ sơ và báo cáo
...
Điều 15. Trách nhiệm trong việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hoạt động chuyên môn của ngân hàng mô
...
Điều 16. Nguyên tắc xác định chi phí hoạt động của ngân hàng mô

Xem nội dung VB
Điều 35. Ngân hàng mô
...
7. Ngân hàng mô hoạt động không nhằm mục đích thương mại. Chính phủ quy định cụ thể loại hình tổ chức hoạt động của ngân hàng mô phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
Tổ chức, hoạt động của Ngân hàng mô được hướng dẫn bởi Chương 1 Nghị định 56/2008/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 26/05/2008
Tổ chức và hoạt động của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người được hướng dẫn bởi Chương 2 Nghị định 56/2008/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 26/05/2008
Căn cứ Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác ngày 29 tháng 11 năm 2006
...
Chương 2. TRUNG TÂM ĐIỀU PHỐI QUỐC GIA VỀ GHÉP BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI

Điều 17. Tổ chức Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người

1. Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người là tổ chức sự nghiệp, có tổ chức mạng lưới, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng, trực thuộc Bộ Y tế. Căn cứ vào yêu cầu của thực tiễn, Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định tổ chức mạng lưới của Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.

2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người được thực hiện theo quy định tại Điều 12, 18 và khoản 2 Điều 36 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác và các nhiệm vụ cụ thể khác như sau:

a) Tiếp nhận, lập danh sách người đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống và ở người sau khi chết; quản lý việc cấp thẻ và lập danh sách người hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống và ở người sau khi chết đã được cấp thẻ;

b) Quản lý các thông tin về sức khỏe và các thông tin khác liên quan đến người hiến, người có chỉ định ghép mô, bộ phận cơ thể người;

c) Lập và quản lý danh sách người có chỉ định ghép mô, bộ phận cơ thể người;

d) Điều phối việc lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người giữa các cơ sở y tế.

3. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.

Điều 18. Mối quan hệ điều phối giữa Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người và các cơ sở y tế

1. Trách nhiệm của các cơ sở y tế:

a) Thông báo tên, tuổi, địa chỉ cùng các chỉ số y học liên quan đến tình trạng sức khỏe của người tình nguyện hiến bộ phận cơ thể người với Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người;

b) Thông báo tên, tuổi, địa chỉ cùng các chỉ số y học liên quan đến tình trạng sức khỏe của người bệnh có chỉ định ghép bộ phận cơ thể người đó với Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.

2. Trách nhiệm của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người:

a) Tiếp nhận, lập danh sách người hiến, chỉ định ghép bộ phận cơ thể người quy định tại khoản 1 và 2 Điều này;

b) Điều phối hoạt động ghép bộ phận cơ thể người trong toàn quốc theo các nguyên tắc quy định tại Điều 37, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.

Điều 19. Mối quan hệ điều phối giữa Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người và các ngân hàng mô

1. Ngân hàng mô có trách nhiệm thường xuyên thông báo số lượng, chủng loại mô hiện có với Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.

2. Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, căn cứ theo số lượng, chủng loại mô của các ngân hàng mô trên cả nước chịu trách nhiệm điều phối hoạt động trong việc cung cấp mô.

Xem nội dung VB
Điều 36. Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người
...
3. Chính phủ quyết định thành lập và quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.
Tổ chức và hoạt động của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người được hướng dẫn bởi Chương 2 Nghị định 56/2008/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 26/05/2008
Xử phạt vi phạm hành chính về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được hướng dẫn bởi Điều 44 Nghị định 117/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2020
Căn cứ Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác ngày 29 tháng 11 năm 2006;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
...
Điều 44. Vi phạm quy định về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan đến hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người khi cơ sở y tế nhận được thông báo từ Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người;

b) Không hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn khi cơ sở y tế nhận được thông báo từ Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người;

c) Không thực hiện việc kiểm tra sức khỏe cho người hiến trước khi tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống;

d) Không báo cáo danh sách người đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người;

đ) Không tư vấn về sức khỏe, tâm lý xã hội cho người hiến hoặc không kiểm tra các thông số sinh học của người hiến trước khi tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thu tiền đối với việc chăm sóc, phục hồi sức khỏe ngay sau khi thực hiện việc hiến bộ phận cơ thể người và khám sức khỏe định kỳ đối với người hiến bộ phận cơ thể người.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm một trong các điều kiện hoạt động sau khi đã được cấp giấy phép hoạt động ngân hàng mô.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi ngân hàng mô hoạt động khi chưa được cấp giấy phép hoạt động.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tiết lộ thông tin, bí mật về người hiến và người được ghép, trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của các bên hoặc pháp luật có quy định khác;

b) Tiến hành lấy bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống khi chưa có ý kiến bằng văn bản của Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể người của cơ sở y tế;

c) Lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.

6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lấy, ghép, sử dụng mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại, trừ trường hợp mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người;

b) Lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người tại cơ sở không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Ép buộc người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của người không tự nguyện hiến;

b) Lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới 18 tuổi;

c) Ghép mô, bộ phận cơ thể của người bị nhiễm bệnh theo danh mục do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động ngân hàng mô trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 và điểm c khoản 5 Điều này;

b) Đình chỉ một phần hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm c, đ khoản 1 và điểm b khoản 5 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 6 và 7 Điều này.

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

b) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho cá nhân bị thiệt hại đối với hành vi quy định tại khoản 7 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước.

Xem nội dung VB
Điều 8. Nội dung quản lý nhà nước về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
...
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.
Hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức phạt về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được hướng dẫn bởi Điều 34 Nghị định 176/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 31 tháng 12 năm 2013 (VB hết hiệu lực: 15/11/2020)
Căn cứ Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác ngày 29 tháng 11 năm 2006;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
...
Điều 34. Vi phạm quy định về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Môi giới việc mua, bán bộ phận cơ thể người;

b) Tiết lộ thông tin, bí mật về người hiến và người được ghép trừ trường hợp có sự thỏa thuận của các bên hoặc pháp luật có quy định khác;

c) Tiến hành lấy bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống khi chưa có ý kiến bằng văn bản của hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể người.

2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại;

b) Tiến hành hoạt động lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận là cơ sở đủ điều kiện lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người.

3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Ép buộc người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của người không tự nguyện hiến;

b) Lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới 18 tuổi;

c) Ghép mô, bộ phận cơ thể của người bị nhiễm bệnh theo danh mục do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2, Điểm b và Điểm c Khoản 3 Điều này.

Xem nội dung VB
Điều 8. Nội dung quản lý nhà nước về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
...
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.
Hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức phạt về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được hướng dẫn bởi Điều 11 Nghị định 96/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2011 (VB hết hiệu lực: 31/12/2013)
Căn cứ Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác ngày 29 tháng 11 năm 2006;
...
Điều 11. Vi phạm các quy định về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Quảng cáo, môi giới việc mua, bán bộ phận cơ thể người;

b) Tiết lộ thông tin, bí mật về người hiến và người được phép trừ trường hợp có sự thỏa thuận của các bên hoặc pháp luật có quy định khác;

c) Tiến hành lấy bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống khi chưa có ý kiến bằng văn bản của Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại;

b) Tiến hành hoạt động lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người khi chưa được Bộ trưởng Bộ Y tế công nhận là cơ sở đủ điều kiện lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Ép buộc người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của người không tự nguyện hiến;

b) Lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới mười tám tuổi;

c) Ghép mô, bộ phận cơ thể của người bị nhiễm bệnh theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

4. Hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động không thời hạn đối với hành vi vi phạm tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Xem nội dung VB
Điều 8. Nội dung quản lý nhà nước về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
...
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.
Xử phạt vi phạm hành chính về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được hướng dẫn bởi Điều 44 Nghị định 117/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2020
Hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức phạt về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được hướng dẫn bởi Điều 34 Nghị định 176/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 31 tháng 12 năm 2013 (VB hết hiệu lực: 15/11/2020)
Hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức phạt về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được hướng dẫn bởi Điều 11 Nghị định 96/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2011 (VB hết hiệu lực: 31/12/2013)
Xử phạt vi phạm hành chính về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được hướng dẫn bởi Điều 44 Nghị định 117/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2020
Căn cứ Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác ngày 29 tháng 11 năm 2006;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
...
Điều 44. Vi phạm quy định về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan đến hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người khi cơ sở y tế nhận được thông báo từ Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người;

b) Không hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn khi cơ sở y tế nhận được thông báo từ Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người;

c) Không thực hiện việc kiểm tra sức khỏe cho người hiến trước khi tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống;

d) Không báo cáo danh sách người đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người;

đ) Không tư vấn về sức khỏe, tâm lý xã hội cho người hiến hoặc không kiểm tra các thông số sinh học của người hiến trước khi tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thu tiền đối với việc chăm sóc, phục hồi sức khỏe ngay sau khi thực hiện việc hiến bộ phận cơ thể người và khám sức khỏe định kỳ đối với người hiến bộ phận cơ thể người.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm một trong các điều kiện hoạt động sau khi đã được cấp giấy phép hoạt động ngân hàng mô.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi ngân hàng mô hoạt động khi chưa được cấp giấy phép hoạt động.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tiết lộ thông tin, bí mật về người hiến và người được ghép, trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của các bên hoặc pháp luật có quy định khác;

b) Tiến hành lấy bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống khi chưa có ý kiến bằng văn bản của Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể người của cơ sở y tế;

c) Lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.

6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lấy, ghép, sử dụng mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại, trừ trường hợp mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người;

b) Lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người tại cơ sở không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Ép buộc người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của người không tự nguyện hiến;

b) Lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới 18 tuổi;

c) Ghép mô, bộ phận cơ thể của người bị nhiễm bệnh theo danh mục do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động ngân hàng mô trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 và điểm c khoản 5 Điều này;

b) Đình chỉ một phần hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm c, đ khoản 1 và điểm b khoản 5 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 6 và 7 Điều này.

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

b) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho cá nhân bị thiệt hại đối với hành vi quy định tại khoản 7 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước.

Xem nội dung VB
Điều 8. Nội dung quản lý nhà nước về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
...
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.
Hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức phạt về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được hướng dẫn bởi Điều 34 Nghị định 176/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 31 tháng 12 năm 2013 (VB hết hiệu lực: 15/11/2020)
Căn cứ Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác ngày 29 tháng 11 năm 2006;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
...
Điều 34. Vi phạm quy định về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Môi giới việc mua, bán bộ phận cơ thể người;

b) Tiết lộ thông tin, bí mật về người hiến và người được ghép trừ trường hợp có sự thỏa thuận của các bên hoặc pháp luật có quy định khác;

c) Tiến hành lấy bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống khi chưa có ý kiến bằng văn bản của hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể người.

2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại;

b) Tiến hành hoạt động lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận là cơ sở đủ điều kiện lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người.

3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Ép buộc người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của người không tự nguyện hiến;

b) Lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới 18 tuổi;

c) Ghép mô, bộ phận cơ thể của người bị nhiễm bệnh theo danh mục do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2, Điểm b và Điểm c Khoản 3 Điều này.

Xem nội dung VB
Điều 8. Nội dung quản lý nhà nước về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
...
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.
Hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức phạt về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được hướng dẫn bởi Điều 11 Nghị định 96/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2011 (VB hết hiệu lực: 31/12/2013)
Căn cứ Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác ngày 29 tháng 11 năm 2006;
...
Điều 11. Vi phạm các quy định về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Quảng cáo, môi giới việc mua, bán bộ phận cơ thể người;

b) Tiết lộ thông tin, bí mật về người hiến và người được phép trừ trường hợp có sự thỏa thuận của các bên hoặc pháp luật có quy định khác;

c) Tiến hành lấy bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống khi chưa có ý kiến bằng văn bản của Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại;

b) Tiến hành hoạt động lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người khi chưa được Bộ trưởng Bộ Y tế công nhận là cơ sở đủ điều kiện lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Ép buộc người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của người không tự nguyện hiến;

b) Lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới mười tám tuổi;

c) Ghép mô, bộ phận cơ thể của người bị nhiễm bệnh theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

4. Hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động không thời hạn đối với hành vi vi phạm tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Xem nội dung VB
Điều 8. Nội dung quản lý nhà nước về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
...
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.
Xử phạt vi phạm hành chính về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được hướng dẫn bởi Điều 44 Nghị định 117/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2020
Hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức phạt về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được hướng dẫn bởi Điều 34 Nghị định 176/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 31 tháng 12 năm 2013 (VB hết hiệu lực: 15/11/2020)
Hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức phạt về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được hướng dẫn bởi Điều 11 Nghị định 96/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2011 (VB hết hiệu lực: 31/12/2013)
Quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện chế độ đối với người đã hiến bộ phận cơ thể được hướng dẫn bởi Thông tư 104/2017/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 11 năm 2017
Căn cứ Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác ngày 29 tháng 11 năm 2006;
...
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

a) Thông tư này quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác, bao gồm: chế độ khám sức khỏe định kỳ đối với người đã hiến bộ phận cơ thể khi còn sống; chế độ tổ chức tang lễ và mai táng di hài đối với người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác; nguồn kinh phí thực hiện; trách nhiệm chi trả; lập, phân bổ, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí.

b) Thông tư này không điều chỉnh:

- Đối với chế độ cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người đã hiến bộ phận cơ thể người được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;

- Đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người mắc các bệnh phải khám, điều trị, việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

2. Đối tượng áp dụng

a) Người đã hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác;

b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

d) Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người đã hiến bộ phận cơ thể người khi còn sống, tổ chức tang lễ cho người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác không còn nhu cầu sử dụng.

Điều 2. Chế độ khám sức khỏe định kỳ đối với người đã hiến bộ phận cơ thể khi còn sống

1. Người đã hiến bộ phận cơ thể người khi còn sống được hưởng chế độ khám sức khỏe định kỳ bao gồm các nội dung hỗ trợ sau:

a) Được miễn chi phí khám sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn về chuyên môn y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định theo giá dịch vụ khám sức khỏe cho người đã hiến bộ phận cơ thể do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

b) Được hỗ trợ tiền thuê phòng ngủ trong trường hợp người đã hiến bộ phận cơ thể người ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thể đi về trong ngày (không bao gồm trường hợp người đã hiến bộ phận cơ thể người phải nhập viện để khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi thanh toán bảo hiểm y tế): 450.000 đồng/ngày/người, tối đa không quá 02 ngày;

c) Được hỗ trợ tiền ăn trong những ngày thực tế đi khám sức khỏe định kỳ, tối đa không quá 03 ngày/lần khám định kỳ: 200.000 đồng/ngày;

d) Được hỗ trợ chi phí đi lại từ nhà đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện khám sức khỏe định kỳ và ngược lại theo mức giá phương tiện vận tải công cộng. Trường hợp sử dụng phương tiện đi lại của cá nhân thì căn cứ xác định mức hỗ trợ chi phí đi lại là khoảng cách từ nhà đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ngược lại, với mức tiêu hao nhiên liệu bằng 0,2 lít xăng/km và giá xăng tại địa phương nơi thực hiện vận chuyển.

2. Người đã hiến bộ phận cơ thể người được cơ sở khám sức khỏe định kỳ xác nhận thời gian thực hiện khám sức khỏe định kỳ để làm căn cứ hưởng các chế độ theo quy định của Bộ luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn (nếu có).

3. Người đã hiến bộ phận cơ thể người khi đi khám sức khỏe định kỳ phải xuất trình giấy ra viện (trong đó ghi rõ “đã hiến bộ phận cơ thể”) hoặc một loại giấy tờ chứng minh về việc đã hiến bộ phận cơ thể và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân.

Điều 3. Chế độ tổ chức tang lễ, mai táng di hài đối với người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác

1. Trường hợp thân nhân của người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác có nhu cầu tổ chức tang lễ và mai táng di hài cho người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác được hỗ trợ mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở. Thân nhân của người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác phải xuất trình với cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến giấy tờ chứng minh là thân nhân của người đã hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác để nhận chế độ tổ chức tang lễ và mai táng di hài theo quy định tại Khoản này.

2. Trường hợp cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến tổ chức tang lễ và mai táng được thanh toán chi phí theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá 10 tháng lương cơ sở.

Điều 4. Nguồn kinh phí thực hiện

Nguồn kinh phí thực hiện chế độ quy định tại Khoản 1 Điều 2 và Điều 3 Thông tư này do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; nguồn vận động, đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Trách nhiệm chi trả

1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người đã hiến bộ phận cơ thể người có trách nhiệm chi trả kinh phí để thực hiện đầy đủ chế độ cho người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này.

2. Cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến có trách nhiệm hỗ trợ kinh phí cho thân nhân người hiến để tổ chức tang lễ và mai táng di hài cho người đã hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này.

Điều 6. Lập, phân bổ, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí

1. Việc lập dự toán, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí thực hiện chế độ đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác quy định tại Thông tư này thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn.

2. Thông tư này hướng dẫn việc hỗ trợ kinh phí đối với trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người đã hiến bộ phận cơ thể người; cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến (sau đây viết tắt là cơ sở) trong năm phát sinh nhưng chưa có trong dự toán ngân sách được giao như sau:

a) Đối với các cơ sở công lập:

- Các cơ sở có văn bản gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp đề nghị hỗ trợ kinh phí đã chi theo chế độ quy định tại Khoản 1 Điều 2 và Điều 3 Thông tư này, kèm Biểu tổng hợp kinh phí thực hiện chế độ áp dụng đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác theo mẫu Biểu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

- Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (trường hợp không phải là đơn vị dự toán cấp I) xem xét, tổng hợp dự toán của các đơn vị cấp dưới trực thuộc gửi đơn vị dự toán cấp I.

- Đơn vị dự toán cấp I xem xét, tổng hợp kinh phí đã chi theo chế độ của các cơ sở thuộc phạm vi quản lý theo mẫu Biểu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơ quan tài chính cùng cấp;

- Bộ Tài chính có trách nhiệm xem xét, giải quyết đối với đơn vị dự toán cấp I là các Bộ, cơ quan Trung ương; cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm xem xét, giải quyết đối với đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách cấp mình, trình cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo phân cấp ngân sách hiện hành.

b) Đối với các cơ sở ngoài công lập:

- Cơ sở ngoài công lập tham gia thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người đã hiến bộ phận cơ thể người; tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến có văn bản gửi Sở Y tế đề nghị hỗ trợ kinh phí đã chi theo chế độ quy định tại Khoản 1 Điều 2 và Điều 3 Thông tư này, kèm Biểu tổng hợp kinh phí thực hiện chế độ áp dụng đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác theo mẫu Biểu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

- Sở Y tế có trách nhiệm xem xét, tổng hợp kinh phí đã chi theo chế độ của các cơ sở ngoài công lập thuộc phạm vi quản lý theo mẫu Biểu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này gửi Sở Tài chính. Sở Tài chính có trách nhiệm xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, giải quyết theo quy định.

Điều 7. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 11 năm 2017.

2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật trích dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác thì áp dụng quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp./.
...
Biểu số 1 TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐÃ HIẾN BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI, HIẾN XÁC
...
Biểu số 2 TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐÃ HIẾN BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI, HIẾN XÁC

Xem nội dung VB
Điều 17. Quyền lợi của người đã hiến mô, bộ phận cơ thể người
...
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể chế độ tài chính về khám sức khỏe định kỳ và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người đã hiến bộ phận cơ thể người.
Quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện chế độ đối với người đã hiến bộ phận cơ thể được hướng dẫn bởi Thông tư 104/2017/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 11 năm 2017
Quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện chế độ đối với người đã hiến bộ phận cơ thể được hướng dẫn bởi Thông tư 104/2017/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 11 năm 2017
Căn cứ Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác ngày 29 tháng 11 năm 2006;
...
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

a) Thông tư này quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác, bao gồm: chế độ khám sức khỏe định kỳ đối với người đã hiến bộ phận cơ thể khi còn sống; chế độ tổ chức tang lễ và mai táng di hài đối với người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác; nguồn kinh phí thực hiện; trách nhiệm chi trả; lập, phân bổ, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí.

b) Thông tư này không điều chỉnh:

- Đối với chế độ cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người đã hiến bộ phận cơ thể người được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;

- Đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người mắc các bệnh phải khám, điều trị, việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

2. Đối tượng áp dụng

a) Người đã hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác;

b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

d) Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người đã hiến bộ phận cơ thể người khi còn sống, tổ chức tang lễ cho người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác không còn nhu cầu sử dụng.

Điều 2. Chế độ khám sức khỏe định kỳ đối với người đã hiến bộ phận cơ thể khi còn sống

1. Người đã hiến bộ phận cơ thể người khi còn sống được hưởng chế độ khám sức khỏe định kỳ bao gồm các nội dung hỗ trợ sau:

a) Được miễn chi phí khám sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn về chuyên môn y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định theo giá dịch vụ khám sức khỏe cho người đã hiến bộ phận cơ thể do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

b) Được hỗ trợ tiền thuê phòng ngủ trong trường hợp người đã hiến bộ phận cơ thể người ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thể đi về trong ngày (không bao gồm trường hợp người đã hiến bộ phận cơ thể người phải nhập viện để khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi thanh toán bảo hiểm y tế): 450.000 đồng/ngày/người, tối đa không quá 02 ngày;

c) Được hỗ trợ tiền ăn trong những ngày thực tế đi khám sức khỏe định kỳ, tối đa không quá 03 ngày/lần khám định kỳ: 200.000 đồng/ngày;

d) Được hỗ trợ chi phí đi lại từ nhà đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện khám sức khỏe định kỳ và ngược lại theo mức giá phương tiện vận tải công cộng. Trường hợp sử dụng phương tiện đi lại của cá nhân thì căn cứ xác định mức hỗ trợ chi phí đi lại là khoảng cách từ nhà đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ngược lại, với mức tiêu hao nhiên liệu bằng 0,2 lít xăng/km và giá xăng tại địa phương nơi thực hiện vận chuyển.

2. Người đã hiến bộ phận cơ thể người được cơ sở khám sức khỏe định kỳ xác nhận thời gian thực hiện khám sức khỏe định kỳ để làm căn cứ hưởng các chế độ theo quy định của Bộ luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn (nếu có).

3. Người đã hiến bộ phận cơ thể người khi đi khám sức khỏe định kỳ phải xuất trình giấy ra viện (trong đó ghi rõ “đã hiến bộ phận cơ thể”) hoặc một loại giấy tờ chứng minh về việc đã hiến bộ phận cơ thể và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân.

Điều 3. Chế độ tổ chức tang lễ, mai táng di hài đối với người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác

1. Trường hợp thân nhân của người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác có nhu cầu tổ chức tang lễ và mai táng di hài cho người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác được hỗ trợ mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở. Thân nhân của người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác phải xuất trình với cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến giấy tờ chứng minh là thân nhân của người đã hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác để nhận chế độ tổ chức tang lễ và mai táng di hài theo quy định tại Khoản này.

2. Trường hợp cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến tổ chức tang lễ và mai táng được thanh toán chi phí theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá 10 tháng lương cơ sở.

Điều 4. Nguồn kinh phí thực hiện

Nguồn kinh phí thực hiện chế độ quy định tại Khoản 1 Điều 2 và Điều 3 Thông tư này do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; nguồn vận động, đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Trách nhiệm chi trả

1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người đã hiến bộ phận cơ thể người có trách nhiệm chi trả kinh phí để thực hiện đầy đủ chế độ cho người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này.

2. Cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến có trách nhiệm hỗ trợ kinh phí cho thân nhân người hiến để tổ chức tang lễ và mai táng di hài cho người đã hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này.

Điều 6. Lập, phân bổ, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí

1. Việc lập dự toán, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí thực hiện chế độ đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác quy định tại Thông tư này thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn.

2. Thông tư này hướng dẫn việc hỗ trợ kinh phí đối với trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người đã hiến bộ phận cơ thể người; cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến (sau đây viết tắt là cơ sở) trong năm phát sinh nhưng chưa có trong dự toán ngân sách được giao như sau:

a) Đối với các cơ sở công lập:

- Các cơ sở có văn bản gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp đề nghị hỗ trợ kinh phí đã chi theo chế độ quy định tại Khoản 1 Điều 2 và Điều 3 Thông tư này, kèm Biểu tổng hợp kinh phí thực hiện chế độ áp dụng đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác theo mẫu Biểu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

- Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (trường hợp không phải là đơn vị dự toán cấp I) xem xét, tổng hợp dự toán của các đơn vị cấp dưới trực thuộc gửi đơn vị dự toán cấp I.

- Đơn vị dự toán cấp I xem xét, tổng hợp kinh phí đã chi theo chế độ của các cơ sở thuộc phạm vi quản lý theo mẫu Biểu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơ quan tài chính cùng cấp;

- Bộ Tài chính có trách nhiệm xem xét, giải quyết đối với đơn vị dự toán cấp I là các Bộ, cơ quan Trung ương; cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm xem xét, giải quyết đối với đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách cấp mình, trình cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo phân cấp ngân sách hiện hành.

b) Đối với các cơ sở ngoài công lập:

- Cơ sở ngoài công lập tham gia thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người đã hiến bộ phận cơ thể người; tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến có văn bản gửi Sở Y tế đề nghị hỗ trợ kinh phí đã chi theo chế độ quy định tại Khoản 1 Điều 2 và Điều 3 Thông tư này, kèm Biểu tổng hợp kinh phí thực hiện chế độ áp dụng đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác theo mẫu Biểu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

- Sở Y tế có trách nhiệm xem xét, tổng hợp kinh phí đã chi theo chế độ của các cơ sở ngoài công lập thuộc phạm vi quản lý theo mẫu Biểu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này gửi Sở Tài chính. Sở Tài chính có trách nhiệm xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, giải quyết theo quy định.

Điều 7. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 11 năm 2017.

2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật trích dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác thì áp dụng quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp./.
...
Biểu số 1 TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐÃ HIẾN BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI, HIẾN XÁC
...
Biểu số 2 TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐÃ HIẾN BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI, HIẾN XÁC

Xem nội dung VB
Điều 17. Quyền lợi của người đã hiến mô, bộ phận cơ thể người
...
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể chế độ tài chính về khám sức khỏe định kỳ và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người đã hiến bộ phận cơ thể người.
Quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện chế độ đối với người đã hiến bộ phận cơ thể được hướng dẫn bởi Thông tư 104/2017/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 11 năm 2017
Điều này được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 48/2024/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01/03/2025
Căn cứ Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác ngày 29 tháng 11 năm 2006;
...
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định về đăng ký ghép và nguyên tắc điều phối lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể ở người hiến sau khi chết.
...
Điều 4. Nguyên tắc điều phối lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể ở người hiến sau khi chết

Ngoài việc đáp ứng các nguyên tắc quy định tại Điều 37 của Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, việc điều phối ghép mô, bộ phận cơ thể người phải tuân thủ thêm các nguyên tắc sau đây:

1. Khoảng cách địa lý, thời gian đi lại từ cơ sở y tế nơi có người bệnh có tiềm năng chết não và cơ sở y tế ghép mô, bộ phận cơ thể người.

2. Nguyện vọng của người hiến hoặc gia đình người hiến mô, bộ phận cơ thể người, trừ trường hợp nguyện vọng đó không phù hợp với quy định của pháp luật.

Xem nội dung VB
Điều 37. Nguyên tắc điều phối ghép mô, bộ phận cơ thể người

1. Việc điều phối ghép mô, bộ phận cơ thể người phải bảo đảm nguyên tắc hòa hợp giữa người hiến và người được ghép và bảo đảm công bằng giữa những người được ghép.

2. Thứ tự ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể người được quy định như sau:

a) Trẻ em;

b) Trường hợp cấp cứu;

c) Người đã hiến bộ phận cơ thể người khi có chỉ định ghép hoặc người có tên đầu tiên trong danh sách chờ ghép của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người hoặc trong danh sách chờ ghép của cơ sở y tế lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người;

d) Trường hợp nhiều người có cùng thông số sinh học với người hiến thì ưu tiên đối với người có tên trong danh sách chờ ghép của cơ sở y tế đã lấy bộ phận cơ thể của người hiến đó.
Điều này được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 48/2024/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01/03/2025
Đăng ký ghép ghép mô, bộ phận cơ thể ở người hiến sau khi chết được hướng dẫn bởi Điều 3 Thông tư 48/2024/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01/03/2025
Căn cứ Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác ngày 29 tháng 11 năm 2006;
...
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định về đăng ký ghép và nguyên tắc điều phối lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể ở người hiến sau khi chết.
...
Điều 3. Đăng ký ghép mô, bộ phận cơ thể người

1. Trường hợp chẩn đoán xác định người bệnh có chỉ định và có nguyện vọng ghép mô, bộ phận cơ thể người, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm cung cấp thông tin về các bệnh viện ghép để người bệnh lựa chọn bệnh viện ghép.

2. Người bệnh được chỉ định và có nguyện vọng ghép mô, bộ phận cơ thể người phải làm đơn đăng ký ghép mô, bộ phận cơ thể người gửi bệnh viện ghép. Mẫu đơn đăng ký ghép mô, bộ phận cơ thể người quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Trường hợp người bệnh muốn hủy bỏ đăng ký ghép mô, bộ phận cơ thể người tại bất kỳ thời điểm nào, người bệnh làm đơn hủy bỏ đăng ký ghép mô, bộ phận cơ thể người gửi đến bệnh viện ghép nơi người đó gửi đơn. Mẫu đơn hủy bỏ đăng ký ghép mô, bộ phận cơ thể người quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký ghép mô, bộ phận cơ thể người, bệnh viện ghép có trách nhiệm:

a) Thực hiện khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh và theo dõi tình trạng của người bệnh;

b) Khi người bệnh đáp ứng tiêu chí chuyên môn trong tuyển chọn người nhận mô, bộ phận cơ thể người theo hướng dẫn của Bộ Y tế, bệnh viện ghép lập thông tin người bệnh vào danh sách chờ ghép mô, bộ phận cơ thể người của bệnh viện ghép và danh sách chờ ghép mô, bộ phận cơ thể người của quốc gia.

5. Trong quá trình chờ ghép, bệnh viện ghép có trách nhiệm bỏ người bệnh ra khỏi danh sách chờ ghép của bệnh viện ghép và cập nhật thông tin này trên danh sách chờ ghép mô, bộ phận cơ thể người của quốc gia đối với các trường hợp sau đây:

a) Người bệnh có đơn hủy bỏ đăng ký ghép mô, bộ phận cơ thể người;

b) Người bệnh không còn đáp ứng tiêu chí chuyên môn trong tuyển chọn người nhận mô, bộ phận cơ thể người theo hướng dẫn của Bộ Y tế;

c) Người bệnh không tuân thủ hướng dẫn theo dõi của bệnh viện ghép.
...
PHỤ LỤC I MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ GHÉP MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI

Mẫu số 01 MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ GHÉP MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI (Áp dụng đối với trường hợp người bệnh tự đăng ký ghép)
...
Mẫu số 02 MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ GHÉP MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI (Áp dụng đối với trường hợp người đại diện của người bệnh đăng ký ghép)
...
PHỤ LỤC II MẪU ĐƠN HỦY BỎ ĐĂNG KÝ GHÉP MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI

Mẫu số 01 MẪU ĐƠN HỦY BỎ ĐĂNG KÝ GHÉP MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI (Áp dụng đối với trường hợp người bệnh tự làm đơn hủy bỏ đăng ký)
...
Mẫu số 02 MẪU ĐƠN HỦY BỎ ĐĂNG KÝ GHÉP MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI (Áp dụng đối với trường hợp người đại diện của người bệnh làm đơn hủy bỏ đăng ký)

Xem nội dung VB
Điều 30. Điều kiện đối với người được ghép mô, bộ phận cơ thể người

1. Có chỉ định ghép của cơ sở y tế được ghép mô, bộ phận cơ thể người.

2. Có đơn tự nguyện xin ghép. Đối với người dưới mười tám tuổi phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

3. Đối với trường hợp ghép bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống phải được sự đồng ý bằng văn bản của Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể người quy định tại Điều 15 của Luật này.
Đăng ký ghép ghép mô, bộ phận cơ thể ở người hiến sau khi chết được hướng dẫn bởi Điều 3 Thông tư 48/2024/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01/03/2025
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 4; Điều 5 Nghị định 207/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/10/2025
Căn cứ Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác số 75/2006/QH11;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
...
Điều 4. Quy định về việc hiến tinh trùng, hiến noãn, hiến phôi

1. Đối tượng hiến tinh trùng, hiến noãn, hiến phôi:

a) Người được quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác;

b) Cặp vợ chồng sau khi thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm hoặc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo còn dư tinh trùng, noãn, phôi và không có nhu cầu sử dụng số lượng tinh trùng, noãn, phôi này;

c) Phụ nữ độc thân sau khi thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm còn dư noãn và không có nhu cầu sử dụng số lượng noãn này.

2. Người hiến tinh trùng, hiến noãn, hiến phôi phải không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau; không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; không bị nhiễm HIV.

3. Việc xử lý tinh trùng, noãn, phôi hiến còn dư sau khi sinh con áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này.

Điều 5. Điều kiện của người nhận tinh trùng, nhận noãn, nhận phôi để sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

1. Người nhận tinh trùng phải là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người chồng hoặc là phụ nữ độc thân có nhu cầu sinh con và noãn của họ bảo đảm chất lượng để thụ thai.

2. Người nhận noãn phải là người Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam, hoặc người nước ngoài có chồng là người Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam và là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người vợ không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai.

3. Người nhận phôi phải thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do cả người vợ và người chồng;

b) Người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà vợ chồng đã thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm nhưng bị thất bại, trừ trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;

c) Phụ nữ độc thân mà không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai.

4. Người nhận tinh trùng, nhận noãn, nhận phôi phải có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.

Xem nội dung VB
Điều 6. Quyền hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo
...
2. Việc hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 4; Điều 5 Nghị định 207/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/10/2025
Lưu giữ, gửi tinh trùng, lưu giữ noãn, lưu giữ phôi được hướng dẫn bởi Mục 2 Chương II Nghị định 207/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/10/2025
Căn cứ Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác số 75/2006/QH11;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
...
Chương II QUY ĐỊNH VỀ HIẾN, NHẬN, SỬ DỤNG, LƯU GIỮ, GỬI TINH TRÙNG, NOÃN, PHÔI; SINH CON BẰNG KỸ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN
...
Mục 2. LƯU GIỮ VÀ GỬI TINH TRÙNG, NOÃN, PHÔI

Điều 8. Lưu giữ tinh trùng, lưu giữ noãn, lưu giữ phôi

1. Việc lưu giữ tinh trùng, lưu giữ noãn, lưu giữ phôi được thực hiện tại:

a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm;

b) Ngân hàng mô theo quy định của pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.

2. Người gửi tinh trùng, gửi noãn, người phụ nữ độc thân hoặc cặp vợ chồng gửi phôi phải trả chi phí lưu giữ, bảo quản thông qua hợp đồng theo quy định của pháp luật về dân sự với cơ sở lưu giữ tinh trùng, lưu giữ noãn, lưu giữ phôi, trừ trường hợp tinh trùng, noãn, phôi được hiến.

Trường hợp người gửi không đóng phí lưu giữ, bảo quản thì sau thời hạn 06 tháng, cơ sở lưu giữ tinh trùng, lưu giữ noãn, lưu giữ phôi có quyền hủy tinh trùng hoặc noãn hoặc phôi đã gửi.

3. Người gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi có quyền yêu cầu chuyển tinh trùng, noãn, phôi đang lưu giữ từ cơ sở này sang cơ sở khác.

Điều 9. Gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi

1. Việc gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Người chồng đang điều trị vô sinh được gửi tinh trùng;

b) Người vợ đang điều trị vô sinh được gửi noãn;

c) Cặp vợ chồng, phụ nữ độc thân đang điều trị vô sinh được gửi phôi;

d) Người có nguyện vọng muốn lưu giữ cá nhân.

2. Trường hợp người gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi chết:

a) Nếu người gửi tinh trùng chết thì cơ sở lưu giữ phải hủy số tinh trùng đang lưu giữ của người đó, trừ các trường hợp: người vợ có nguyện vọng được sinh con bằng tinh trùng của người chồng đã chết; hoặc trước khi chết người gửi có văn bản thể hiện nguyện vọng hiến tinh trùng cho cơ sở lưu giữ theo quy định tại Nghị định này;

b) Nếu người gửi noãn chết thì cơ sở lưu giữ phải hủy số noãn đang lưu giữ của người đó, trừ trường hợp trước khi chết người gửi có văn bản thể hiện nguyện vọng hiến noãn cho cơ sở lưu giữ theo quy định tại Nghị định này;

c) Nếu người chồng trong cặp vợ chồng gửi phôi chết thì phải hủy phôi của cặp vợ chồng đó, trừ các trường hợp: người vợ có nguyện vọng được sinh con bằng phôi của hai vợ chồng; hoặc người vợ có văn bản hiến phôi cho cơ sở lưu giữ để nghiên cứu khoa học hoặc thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho một phụ nữ độc thân hoặc một cặp vợ chồng khác;

d) Nếu người vợ trong cặp vợ chồng hoặc cả hai vợ chồng gửi phôi chết thì phải hủy phôi của cặp vợ chồng đó, trừ trường hợp có văn bản của cả hai vợ chồng thể hiện nguyện vọng hiến phôi cho cơ sở lưu giữ để nghiên cứu khoa học hoặc thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho một phụ nữ độc thân hoặc một cặp vợ chồng khác;

đ) Nếu người phụ nữ độc thân gửi phôi chết thì phải hủy phôi của người đó, trừ trường hợp trước khi chết người đó có văn bản thể hiện nguyện vọng hiến phôi cho cơ sở lưu giữ để nghiên cứu khoa học.

3. Trường hợp cặp vợ chồng gửi phôi đã ly hôn:

a) Cơ sở lưu giữ phải hủy phôi đang lưu giữ, trừ trường hợp có văn bản đồng ý của cả hai vợ chồng về việc: đề nghị tiếp tục lưu giữ phôi và cam kết chi trả chi phí lưu giữ theo quy định của cơ sở; hoặc đề nghị hiến phôi đang lưu giữ cho cơ sở lưu giữ để sử dụng vào mục đích nghiên cứu khoa học hoặc thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho một cặp vợ chồng hoặc một phụ nữ độc thân khác;

b) Cơ sở lưu giữ được phép sử dụng phôi của cặp vợ chồng đã ly hôn để thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho người vợ trong trường hợp có văn bản đồng ý của cả hai người.

4. Người sử dụng tinh trùng, noãn, phôi thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này làm phát sinh các quan hệ ngoài quan hệ hôn nhân gia đình thì thực hiện theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật dân sự.

Xem nội dung VB
Điều 35. Ngân hàng mô
...
2. Ngân hàng mô được tiếp nhận, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển mô; cung ứng mô cho các cơ sở y tế hoặc cơ sở nghiên cứu, đào tạo y học và hợp tác quốc tế trong việc trao đổi mô.
Lưu giữ, gửi tinh trùng, lưu giữ noãn, lưu giữ phôi được hướng dẫn bởi Mục 2 Chương II Nghị định 207/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/10/2025