Biện pháp khắc phục trong lĩnh vực dự trữ quốc gia quy định như thế nào?
Nội dung chính
Biện pháp khắc phục trong lĩnh vực dự trữ quốc gia quy định như thế nào?
Căn cứ Khoản 5 Điều 4 Nghị định 63/2019/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/9/2019 quy định Biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực dự trữ quốc gia,
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả như:
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do có hành vi vi phạm quy định về mua, bán, bảo quản, cấp phát, cứu trợ; vi phạm quy định về nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia; vi phạm quy định về quản lý tiền vốn và phí trong hoạt động dự trữ quốc gia; hành vi vi phạm quy định về kinh doanh, cầm cố, thế chấp cho thuê, khai thác tài sản thuộc dự trữ quốc gia.
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của cơ sở, vật chất - kỹ thuật, kho bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
- Buộc hoàn trả hàng dự trữ quốc gia bị thiệt hại do hành vi xâm phạm, phá hoại; vi phạm quy định về cấp phát, cứu trợ hàng dự trữ quốc gia.
- Buộc thu hồi hàng dự trữ quốc gia đã xuất cấp không đúng quy định.
- Buộc khôi phục lại nguyên trạng tài sản đối với hành vi kinh doanh, cầm cố thế chấp, cho thuê, khai thác trái phép tài sản là kho bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
=> Trên đây là những biện pháp khắc phục đi kèm với xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dự trữ quốc gia.
Chúng tôi phản hồi thông tin đến bạn.
Trân trọng!