Biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công quy định như thế nào?
Nội dung chính
Biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công quy định như thế nào?
Căn cứ Khoản 3 Điều 4 Nghị định 63/2019/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/9/2019 quy định biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công như sau:
Tùy theo hành vi, tính chất, mức độ vi phạm mà tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả như:
- Buộc nộp lại số tiền tương ứng với giá trị tài sản.
- Buộc nộp lại số tiền do thực hiện hành vi vi phạm hành chính gây ra.
- Buộc hoàn trả lại tài sản, trường hợp tài sản đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra thì phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản; trường hợp không khôi phục lại được tình trạng ban đầu của tài sản thì phải trả bằng tiền hoặc trả bằng tài sản khác có công năng và giá trị sử dụng tương đương với tài sản ban đầu.
- Buộc phá dỡ công trình đã xây dựng trên phần diện tích lấn chiếm trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp.
- Buộc hủy các báo cáo kê khai bị khai man, giả mạo đối với hành vi vi phạm quy định trong việc đăng nhập, sử dụng số liệu về tài sản công.
- Buộc điều chỉnh, bổ sung số liệu, thông tin, báo cáo kê khai bổ sung về tài sản công.
=> Như vậy, nếu có căn cứ chưng minh việc sử dụng tài sản công không đúng mục đích thì ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức cá nhân vi phạm sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục là nộp lại số tiền tương ứng với tài sản.