Ba màu tem kiểm định xe áp dụng từ năm 2025
Nội dung chính
Ba màu tem kiểm định xe áp dụng từ năm 2025
Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư 47/2024/TT-BGTVT quy định trình tự, thủ tục kiểm định, miễn kiểm định lần đầu cho xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; trình tự, thủ tục chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới cải tạo, xe máy chuyên dùng cải tạo; trình tự, thủ tục kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy.
Trường hợp xe cơ giới có kết quả kiểm định đạt yêu cầu sẽ được cấp giấy chứng nhận kiểm định, dán tem kiểm định với 3 màu tem kiểm định sau: xanh, vàng cam và tím theo quy định tại PHỤ LỤC XX Thông tư 47/2024/TT-BGTVT. Trong đó:
* Tem kiểm định màu xanh lá cây: Dùng cho xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện môi trường
Ba màu tem kiểm định xe áp dụng từ năm 2025 (Hình từ Internet)
Chú thích:
(1): In thời hạn tháng/năm hết hiệu lực;
(2): In biển số xe được cấp tem kiểm định;
(3): In thời hạn ngày/tháng/năm hết hiệu lực.
* Tem kiểm định màu vàng cam: Dùng cho các xe cơ giới khác
Ba màu tem kiểm định xe áp dụng từ năm 2025 (Hình từ Internet)
Chú thích:
(1): In thời hạn tháng/năm hết hiệu lực;
(2): In biển số xe được cấp tem kiểm định;
(3): In thời hạn ngày/tháng/năm hết hiệu lực.
* Tem kiểm định màu tím hồng: Dùng cho xe máy chuyên dùng
Ba màu tem kiểm định xe áp dụng từ năm 2025 (Hình từ Internet)
Chú thích:
(1): In thời hạn tháng/năm hết hiệu lực;
(2): In biển số xe được cấp tem kiểm định;
(3): In thời hạn ngày/tháng/năm hết hiệu lực.
Lưu ý: Thông tư 47/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/01/2025
Khi kiểm định xe lần đầu cần chuẩn bị những hồ sơ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 47/2024/TT-BGTVT chủ xe nộp trực tiếp tại cơ sở đăng kiểm hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống trực tuyến 01 bộ hồ sơ đề nghị kiểm định gồm các giấy tờ phải nộp và xuất trình sau:
(1) Giấy tờ phải nộp:
- Văn bản đề nghị kiểm định ngoài cơ sở đăng kiểm theo mẫu số 02 của Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này (đối với trường hợp chủ xe có đề nghị);
- Bản chà số khung, số động cơ của xe;
- Bản sao phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng (đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước);
- Bản chính giấy chứng nhận cải tạo của xe (đối với xe cải tạo).
(2) Giấy tờ phải xuất trình:
- Giấy tờ về đăng ký xe gồm một trong các giấy tờ sau: bản chính chứng nhận đăng ký xe; bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính chứng nhận đăng ký xe; bản chính giấy hẹn cấp chứng nhận đăng ký xe;
- Giấy chứng nhận kết quả kiểm định còn hiệu lực (bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính) đối với: thiết bị nâng hàng có sức nâng theo thiết kế từ 1.000 (kg) trở lên; thiết bị nâng người có chiều cao nâng lớn nhất lớn hơn 2,0 (m); xi téc chở khí hóa lỏng, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí thiên nhiên nén hoặc các chất lỏng có áp suất làm việc cao hơn 0,7 (bar) hoặc chất lỏng hay chất rắn dạng bột không có áp suất nhưng khi tháo ra dùng khí có áp suất cao hơn 0,7 (bar) theo quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP.
Lưu ý: Thông tư 47/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/01/2025
Không dán tem kiểm định có bị phạt không?
Căn cứ tại Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
...
6. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
b) Sử dụng Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
c) Điều khiển xe không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
d) Điều khiển xe không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
...
8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 3; khoản 4; khoản 5; điểm c khoản 6; điểm a khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3, điểm d khoản 4 Điều này bị tịch thu đèn lắp thêm, còi vượt quá âm lượng;
....
Như vậy, xe ô tô không dán tem kiểm định (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) thì có thể bị phạt tiền là từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Đồng thời, người điều khiển xe còn bị tước giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Lưu ý: Thông tư 47/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/01/2025