Tường thu hồi là gì? Công dụng tường thu hồi trong xây dựng nhà cấp 4
Mua bán nhà đất tại mới nhất tháng 07 / 2025
Nội dung chính
Tường thu hồi là gì?
Khi thiết kế mái nhà, kết cấu mái nhà có hai loại chỉnh: Kết cấu bao che và kết cấu chịu lực. Trong đó, tường thu hồi là một trong các bộ phận thuộc kết cấu chịu lực cùng với giằng tạo thành khung nâng đỡ mái nhà, từ đó giúp mái nhà ổn định và chắc chắn hơn.
Tường thu hồi thường được xây theo độ dốc của mái. Tại các vị trí đầu hồi, tường thường có độ dày khoảng 220mm, phần còn tại phần giữa có thể sử dụng tường dày 105mm.
Trong xây dựng nhà dân dụng, tường thu hồi được áp dụng khá phổ biến dựa vào tính đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả cao trong thi công. Tường thu hồi thường thấy trong các công trình xây dựng nhà dân dụng cấp 4, nhà lợp mái tôn hoặc mái ngói.
Tường thu hồi là gì? Công dụng tường thu hồi trong xây dựng nhà cấp 4 (Hình từ Internet)
Đặc điểm tường thu hồi trong xây dựng nhà cấp 4
- Vật liệu xây dựng: tường thu hồi thường sử dụng vật liệu chính là gạch hoặc đá.
- Thiết kế theo độ dốc mái: Độ nghiêng của tường được thiết kế dựa theo độ dốc mái. Đối với những công trình có mái giật cấp hoặc mái có độ dốc lớn, việc thi công tường thu hồi cần tuân thủ đúng thiết kế kỹ thuật để đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ.
- Kích thước và vị trí xây dựng: Trong xây dựng nhà dân dụng cấp 4, tường thu hồi thường được xây có độ dài tường là 110mm và có thể bổ trụ đúng chỗ đặt xà gồ. Tường thu hồi bên ngoài được xây nghiêng theo mái, dày khoảng 200mm, với độ dốc khoảng 60%. Tường thu hồi ngăn phòng bên trong có thể xây mỏng hơn, khoảng 110mm.
- Tính linh hoạt trong thiết kế: Trong quá trình thiết kế và thi công mái nhà, có thể tận dụng tường ngang chịu lực để xây tường thu hồi. Tường này dùng để đỡ các cấu kiện như xà gồ, cầu phong, rui và mè cho nhà cấp 4.
Công dụng tường thu hồi trong xây dựng nhà cấp 4
Trong xây dựng nhà dân dụng, đặc biệt là nhà cấp 4, tường thu hồi đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo kết cấu mái và độ bền của công trình, bao gồm:
- Chịu lực cho mái nhà: Tường thu hồi được xem là kết cấu chịu lực, nâng đỡ hệ thống kết cấu chịu lực của mái nhà. Tường có khả năng nâng đỡ phần mái và chịu được áp lực từ các yếu tố bên ngoài như sức gió, mưa và tải trọng mái nhà.
- Định hình mái nhà theo thiết kế: Trong xây dựng nhà cấp 4, tường thu hồi giúp định hình độ dốc mái và phân bố trọng lực đồng đều để giữ được hình dáng chuẩn như bản thiết kế.
- Tận dụng tường ngang để tiết kiệm vật liệu: Tường thu hồi thường được xây nối với tường ngang chịu lực, giúp tiết kiệm vật liệu và chi phí xây dựng mà vẫn đảm bảo khả năng chịu tải của toàn bộ mái.
Việc tính toán đúng kích thước và vị trí tường thu hồi là điều cần thiết trong công trình xây dựng nhà dân dụng, đặc biệt là nhà cấp 4.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đầu tư và xây dựng
Các hành vi bị nghiêm cấm dưới đây được quy định theo Điều 12 Luật Xây dựng 2014 (thay thế bởi điểm c khoản 64 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) như sau:
- Quyết định đầu tư xây dựng không đúng với quy định của Luật Xây dựng 2014.
- Khởi công xây dựng công trình khi chưa đủ điều kiện khởi công theo quy định của Luật Xây dựng 2014.
- Xây dựng công trình trong khu vực cấm xây dựng; xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử - văn hóa và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật; xây dựng công trình ở khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống, trừ công trình xây dựng để khắc phục những hiện tượng này.
- Xây dựng công trình không đúng quy hoạch xây dựng, trừ trường hợp có giấy phép xây dựng có thời hạn; vi phạm chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng; xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp.
- Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán của công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công trái với quy định của Luật Xây dựng 2014.
- Nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng khi không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng.
- Chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng.
- Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được lựa chọn áp dụng cho công trình.
- Sản xuất, sử dụng vật liệu xây dựng gây nguy hại cho sức khỏe cộng đồng, môi trường.
- Vi phạm quy định về an toàn lao động, tài sản, phòng, chống cháy, nổ, an ninh, trật tự và bảo vệ môi trường trong xây dựng.
- Sử dụng công trình không đúng với mục đích, công năng sử dụng; xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung.
- Đưa, nhận hối lộ trong hoạt động đầu tư xây dựng; lợi dụng pháp nhân khác để tham gia hoạt động xây dựng; dàn xếp, thông đồng làm sai lệch kết quả lập dự án, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công xây dựng công trình.
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật về xây dựng; bao che, chậm xử lý hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng.
- Cản trở hoạt động đầu tư xây dựng đúng pháp luật.