Ngã 5 chuồng chó ở đâu? Bản đồ ngã 5 chuồng chó? Quỹ đất tại TP.HCM dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ quy định ra sao?
Mua bán nhà đất tại Hồ Chí Minh
Nội dung chính
Ngã 5 chuồng chó ở đâu? Bản đồ ngã 5 chuồng chó?
Ngã sáu Gò Vấp hay còn được người dân quen gọi là Ngã 5 chuồng chó nằm tại phường 3, quận Gò Vấp là một trong những nút giao thông đặc biệt và phức tạp tại khu vực quận Quận Gò Vấp. TP.HCM
Điểm giao thông này là nơi hội tụ của sáu tuyến đường lớn như Nguyễn Kiệm, Nguyễn Oanh, Quang Trung, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Văn Nghi và Trần Thị Nghỉ. Chính vì thế mà tại đây được xem như là huyết mạch giao thông cảu quận Gò Vấp kết nối với khu vực dân cư đông đúc, trung tâm thương mại, chợ…,
Ngã 5 chuồng chó thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe, ùn tắc giao thông đặc biệt là ở giờ cao điểm, tên gọi Ngã 5 chuồng chó gắn liền với lịch sử phát triển của vùng đất này chính vì thế khi nhắc đến ngã 5 chuồng chó là người dân ai cũng đều biết.
Dưới đây là các tuyến xe buýt đi qua ngã 5 chuồng chó chi tiết nhất:
STT | Số tuyến | Lộ trình |
---|---|---|
1 | 03 | Bến Thành – Thạnh Lộc |
2 | 07 | Bến xe Chợ Lớn – Gò Vấp |
3 | 24 | Bến xe Miền Đông – Hóc Môn |
4 | 55 | Công viên phần mềm Quang Trung – Khu công nghệ cao Quận 9 |
5 | 59 | Bến xe Quận 8 – Bến xe Ngã 4 Ga |
6 | 103 | Bến xe Chợ Lớn – Bến xe Ngã 4 Ga |
7 | 148 | Bến xe Miền Tây – Gò Vấp |
Dưới đây là bản đồ ngã 5 chuồng chó, quận Gò Vấp chi tiết nhất
Lưu ý: Bản đồ ngã 5 chuồng chó chỉ mang tính chất tham khảo
Ngã 5 chuồng chó ở đâu? Bản đồ ngã 5 chuồng chó? Quỹ đất tại TP.HCM dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Công trình an toàn giao thông đường bộ tại TP.HCM quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 24 Luật Đường bộ 2024 quy định công trình an toàn giao thông đường bộ được xây dựng, lắp đặt, bố trí để bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, bao gồm:
(1) Đường cứu nạn được xây dựng tại các đoạn đường đèo dốc, để xe mất kiểm soát khi xuống dốc có thể rời khỏi đường chính đi vào, giảm tốc độ và bảo đảm dừng lại;
(2) Hầm cứu nạn gắn liền với hầm đường bộ, phục vụ việc thoát hiểm, cứu hộ, cứu nạn khi hầm chính xảy ra sự cố hoặc sử dụng trong công tác bảo trì hầm đường bộ. Không sử dụng hầm cứu nạn phục vụ mục đích lưu thông của các phương tiện giao thông;
(3) Tường bảo vệ, rào chắn, hàng rào hộ lan được bố trí tại vị trí nguy hiểm, có tác dụng ngăn ngừa các phương tiện tham gia giao thông đường bộ lao ra khỏi phần đường xe chạy khi gặp sự cố không kiểm soát được phương tiện.
Trường hợp không đồng thời bố trí cọc tiêu thì trên tường bảo vệ, hàng rào hộ lan phải được gắn tiêu phản quang hoặc sơn phản quang để cảnh báo cho người tham gia giao thông đường bộ về vị trí nguy hiểm và chỉ dẫn người tham gia giao thông đường bộ đi đúng theo hướng của phần đường xe chạy;
(4) Công trình chống chói được bố trí trên dải phân cách giữa, có tác dụng giảm bớt tác động, giảm bớt ánh sáng đèn của phương tiện lưu thông ngược chiều tới mắt người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
(5) Gương cầu lồi được lắp đặt tại lưng đường cong bán kính nhỏ, các vị trí giao cắt có tầm nhìn hạn chế hoặc bị che khuất, giúp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ có thể quan sát được từ xa phương tiện lưu thông ngược chiều để điều chỉnh tốc độ cho phù hợp;
(6) Hệ thống chiếu sáng được xây dựng để chiếu sáng bảo đảm an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông; thời gian thắp sáng trong hầm đường bộ theo quy trình vận hành, khai thác của công trình hầm;
(7) Dải phân cách được lắp đặt để phân chia phần đường xe chạy thành hai chiều riêng biệt hoặc để phân chia phần đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ hoặc của nhiều loại xe khác nhau trên cùng một chiều đường;
(8) Tường chống ồn được xây dựng tại các vị trí cần thiết để giảm tiếng ồn do phương tiện giao thông đường bộ gây ra;
(9) Gờ, gồ giảm tốc được lắp đặt ở các vị trí cần cảnh báo hoặc bắt buộc người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ giảm tốc độ để bảo đảm an toàn giao thông;
(10) Công trình khác phục vụ an toàn giao thông đường bộ
Quỹ đất tại TP.HCM dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 12 Luật Đường bộ 2024 quy định về Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ như sau:
(1) Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới đường bộ; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và các quy hoạch khác có liên quan.
(2) Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ trong đô thị là một bộ phận của đất dành cho giao thông so với đất xây dựng đô thị.
(3) Tỷ lệ đất dành cho giao thông trên đất xây dựng đô thị đạt từ 11% đến 26%, phù hợp với tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan khu vực nội thành, nội thị của từng loại đô thị theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(4) Đô thị có yếu tố đặc thù theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì tỷ lệ đất dành cho giao thông so với đất xây dựng đô thị tối thiểu đạt 50% tỷ lệ đất quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Đường bộ 2024.