14:35 - 12/02/2025

Tải mẫu sơ yếu lý lịch xin việc mới nhất 2025 mới nhất và cách điền?Thuê nhà nhà ở xã hội tại Hà Nội có bắt buộc phải cung cấp sơ yếu lý lịch không?

Tải mẫu sơ yếu lý lịch xin việc 2025 mới nhất và hướng dẫn cách điền chi tiết. Tìm hiểu liệu thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội có bắt buộc phải nộp sơ yếu lý lịch hay không?

Nội dung chính

    Tải mẫu sơ yếu lý lịch xin việc mới nhất 2025 mới nhất và cách điền

    Sơ yếu lý lịch xin việc là một tài liệu quan trọng trong hồ sơ xin việc, cung cấp thông tin cá nhân, gia đình, trình độ học vấn và quá trình công tác của ứng viên. Đây là một bản tóm tắt về lai lịch và thông tin cơ bản của một cá nhân, giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về ứng viên trước khi quyết định tuyển dụng.

    Thông thường, sơ yếu lý lịch có thể cần công chứng nếu nhà tuyển dụng yêu cầu. Công chứng giúp xác nhận tính chính xác của thông tin, đặc biệt đối với các công ty nhà nước hoặc tổ chức có quy định khắt khe. Tuy nhiên, một số công ty tư nhân hoặc nước ngoài chỉ yêu cầu bản tự khai không cần công chứng.

    Lưu ý khi viết sơ yếu lý lịch xin việc

    - Điền thông tin đầy đủ, chính xác và đúng sự thật.

    - Sử dụng ngôn ngữ trang trọng, không mắc lỗi chính tả.

    - Nếu cần công chứng, hãy mang theo giấy tờ gốc như CMND/CCCD, hộ khẩu để xác thực.

    - Kiểm tra lại trước khi nộp để đảm bảo không có sai sót.

    Sơ yếu lý lịch là một phần quan trọng trong bộ hồ sơ xin việc, giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quan về ứng viên. Việc chuẩn bị cẩn thận sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt ngay từ bước đầu

    >>> Tải về mẫu sơ yếu lý lịch xin việc chuẩn nhất 2025: TẠI ĐÂY

    Tải mẫu sơ yếu lý lịch xin việc mới nhất 2025 mới nhất và cách điền?Thuê nhà nhà ở xã hội tại Hà Nội có bắt buộc phải cung cấp sơ yếu lý lịch không? (Hình ảnh Internet)

    Cách điền mẫu sơ yếu lý lịch xin việc mới nhất năm 2025

    Viết sơ yếu lý lịch xin việc (SYLL xin việc) yêu cầu chính xác, trung thực và chuyên nghiệp. Đây là tài liệu quan trọng giúp nhà tuyển dụng nắm được thông tin cơ bản của ứng viên. Khi điền, cần đối chiếu kỹ với giấy tờ tùy thân để tránh sai sót.

    Lưu ý: Cần đính kèm ảnh 4×6 hoặc 3×4 theo yêu cầu của công ty.

    (1) Họ và tên: Đây là phần bạn cần viết in hoa. Nội dung này phải trùng khớp với thông tin trên các giấy tờ tùy thân như CMND,CCCD.

    (2) Giới tính: Giới tính sinh học là nam ghi “nam” và nếu bạn là nữ ghi “nữ”.

    (3) Ngày tháng năm sinh: Bạn cần ghi đúng thông tin ngày tháng năm sinh trùng khớp với thông tin trong giấy tờ tùy thân.

    (4) Nơi đăng ký hộ khẩu đăng ký thường trú: Trình bày rõ thông tin về số nhà, đường, ấp (khu phố), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố) nơi mà bạn đăng ký thường trú theo đúng quy định của pháp luật.

    (5) Nơi ở hiện tại: Khai rõ thông tin về nơi ở hiện tại, cụ thể về thông tin số nhà, đường phố trực thuộc quận, huyện; tỉnh, thành phố nào.

    (6) Số điện thoại: Hãy điền 1 số điện thoại bạn đang dùng và dễ dàng liên hệ nhất.

    (7) Khi cần báo tin cho ai, ở đâu: Bạn cần ghi rõ về thông tin địa chỉ, số điện thoại của người có thể báo tin khi không liên hệ được với bạn. Ở đây nên là thông tin của người thân trong gia đình như bố, mẹ hoặc anh chị em.

    (8) Bí danh: Ghi rõ bí danh của bản thân hay sử dụng, nếu không có bí danh, thì bạn có thể để trống.

    (9) Nguyên quán: Ghi theo nguyên quán trên CMND hoặc CCCD.

    (10) Dân tộc: Hãy viết tên dân tộc theo giấy tờ tùy thân. Ví dụ: dân tộc Kinh.

    (11) Tôn Giáo: Ghi rõ tôn giáo mà mình đang theo. Ví dụ: đạo Phật, đạo Thiên chúa, đạo Hồi. Nếu không theo tôn giáo nào thì bạn điền là “Không”. Chính thác hơn nên đối chiếu thông tin theo giấy tờ tùy thân.

    (12) Trình độ văn hóa: Viết rõ thông tin 12/12 chính quy hay 12/12 bổ túc văn hóa.

    (13) Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất: Điền thông tin về thành phần của gia đình bạn theo đúng quy định của pháp luật.

    (14) Thành phần bản thân gia đình hiện nay: Điền thông tin thành phần gia đình bạn. Ví dụ: công nhân, công chức, viên chức, nhà báo…

    (15) Trình độ ngoại ngữ: Bạn hãy ghi những bằng cấp, chứng chỉ, trường ngoại ngữ mà bạn có, đã và đang theo học chẳng hạn như đại học Anh Ngữ, Pháp Ngữ hay Nga Ngữ; Bằng IELTS 6.0, …

    (16) Hoàn cảnh gia đình: Khai họ tên cha, mẹ (Hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ), anh chị em ruột trong gia đình, vợ/ chồng, con cái. Ở mục này, cần ghi rõ họ tên, năm sinh, quê quán, chỗ ở hiện nay, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế…của từng người.

    (17) Ngày và nơi kết nạp Đảng Cộng Sản Việt Nam: Viết rõ thông tin về ngày tháng năm nơi kết nạp Đảng (Chi bộ, đảng bộ cơ sở, huyện tỉnh hoặc cơ quan Trung Ương). Nếu chưa vào Đảng thì bạn có thể bỏ qua không điền.

    (18) Ngày và nơi kết nạp vào Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh: Viết rõ ngày tháng năm và nơi kết nạp vào Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, thông tin này có trong sổ Kết nạp Đoàn nhé.

    (19) Nghề nghiệp và trình độ chuyên môn: Tùy theo trình độ đào tạo chuyên môn của bản thân viết theo loại văn bằng mà mình được cấp. Hãy ghi rõ bạn học chuyên ngành nào, học chính quy hay tại chức và đừng quên liệt kê tất cả các loại văn bằng có liên quan.

    (20) Khen thưởng: Viết rõ thông tin về ngày tháng năm cũng như hình thức khen thưởng. Nếu không có bạn có thể ghi “Chưa có”.

    (21) Kỷ luật: Viết rõ tháng năm, lý do sai phạm và hình thức kỷ luật theo quy định. Nếu không có bạn có thể bỏ qua hoặc ghi “Chưa có”.

    * Cách điền phần nhân thân: Bạn điền đầy đủ họ tên theo chứng minh thư/giấy khai sinh của những người thân trong gia đình.

    * Quá trình hoạt động của bản thân: Từ tháng năm đến tháng năm Làm công tác gì? Ở đâu? Giữ chức vụ gì?

    Thuê nhà nhà ở xã hội tại Hà Nội có bắt buộc phải cung cấp sơ yếu lý lịch không?

    Khi đăng ký thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội, bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ theo quy định. Theo các thông tin từ Cổng Dịch vụ công quốc gia và Thư viện Pháp luật, hồ sơ đăng ký thuê nhà ở xã hội bao gồm:

    Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 38 Nghị định 100/2024/NĐ-CP, cá nhân có nhu cầu chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp trực tiếp cho chủ đầu tư dự án. Theo đó, hồ sơ bao gồm:

    - Đơn mua nhà ở xã hội (theo Mẫu số 01 Phụ lục II)

    - Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được mua nhà.

    - Giấy tờ chứng minh về điều kiện thu nhập.

    - Giấy tờ chứng minh về điều kiện nhà ở

    - Trường hợp là hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở: Phải có xác nhận về đối tượng do UBND huyện nơi bị thu hồi đất cấp.

    - Trường hợp là người thu nhập thấp tại khu vực đô thị, không có hợp đồng lao động: Phải có xác nhận về đối tượng do UBND xã cấp.

    Như vậy, trong các thành phần hồ sơ nêu trên, không có yêu cầu cụ thể về việc nộp sơ yếu lý lịch. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng dự án hoặc yêu cầu cụ thể của cơ quan quản lý nhà ở xã hội tại Hà Nội, có thể sẽ có thêm các yêu cầu bổ sung. Do đó, để đảm bảo hồ sơ đầy đủ và chính xác, bạn nên liên hệ trực tiếp với cơ quan quản lý nhà ở xã hội tại địa phương hoặc đơn vị quản lý dự án để được hướng dẫn chi tiết.

    Việc chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và chính xác sẽ giúp quá trình đăng ký thuê nhà ở xã hội của bạn diễn ra thuận lợi hơn.

    Nguyễn Thị Thương Huyền
    Từ khóa
    Sơ yếu lý lịch xin việc Sơ yếu lý lịch xin việc mới nhất 2025 Tải mẫu sơ yếu lý lịch Cách điền mẫu sơ yếu lý lịch xin việc Thuê nhà nhà ở xã hội tại Hà Nội Mẫu sơ yếu lý lịch
    14
    Chủ quản: Công ty TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 03/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 06/02/2025 Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ