Tiến độ giải phóng mặt bằng cầu Tứ Liên mới nhất 2025
Mua bán nhà đất tại Hà Nội
Nội dung chính
Tiến độ giải phóng mặt bằng cầu Tứ Liên mới nhất 2025
Dự án cầu Tứ Liên, thuộc nhóm A, là một trong hai công trình giao thông trọng điểm của TP Hà Nội khởi công trong năm 2025, cùng với cầu Trần Hưng Đạo.
Cầu Tứ Liên nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh, có tổng chiều dài hơn 5,1 km, mặt cầu rộng 27,5 – 44 m và tổng mức đầu tư trên 20.000 tỷ đồng. Dự án chính thức khởi công ngày 19/5/2025, dự kiến hoàn thành vào năm 2027.
Tại thời điểm tháng 6/2025, tiến độ thi công trên địa bàn huyện Đông Anh đang diễn ra khẩn trương. Đoạn đường dẫn dài hơn 2 km từ nút giao với đường Hoàng Sa đến mép sông Đuống đã cơ bản hình thành.
Một số đoạn đã được san ủi, đắp móng và thảm nhựa, cho phép xe công trình lưu thông. Các nhà thầu cũng đang tiến hành khoan địa chất dưới lòng sông Hồng và sông Đuống để chuẩn bị thi công các trụ cầu vượt sông.
Ngược lại, ở phía Tây Hồ đầu nội thành của dự án công tác giải phóng mặt bằng vẫn chưa đạt được tiến triển rõ rệt. Khu vực này hiện vẫn là đất dân cư, công trình xây dựng và đất nông nghiệp, chưa có hoạt động thi công thực tế.
Dự án được chia thành 4 dự án thành phần, trong đó mỗi quận, huyện (Tây Hồ, Long Biên, Đông Anh) chịu trách nhiệm triển khai giải phóng mặt bằng trên địa bàn mình.
Tổng số hộ dân bị ảnh hưởng là 701 hộ, với 257 trường hợp cần bố trí tái định cư.
Đến nay, Đông Anh đã đạt khoảng 90% khối lượng giải phóng mặt bằng, trong khi Tây Hồ và Long Biên mới hoàn tất công tác kiểm đếm và khảo sát.
Thành phố đã bố trí quỹ nhà tái định cư tại huyện Đông Anh và đang phối hợp với các quận để đẩy nhanh quá trình di dời, nhằm hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng trong quý IV/2025, tạo điều kiện thi công đồng bộ toàn tuyến.
Tiến độ giải phóng mặt bằng cầu Tứ Liên mới nhất 2025 (Hình từ Internet)
Cách tính đền bù giải phóng mặt bằng cầu Tứ Liên như thế nào?
Giải phóng mặt bằng là quá trình tổ chức di chuyển các công trình xây dựng, cây cối, vật kiến trúc và một bộ phận dân cư ra khỏi khu vực đất được quy hoạch để triển khai dự án.
Việc này nhằm làm trống quỹ đất, tạo điều kiện cho các hoạt động xây dựng mới, cải tạo hoặc mở rộng hạ tầng.
Hoạt động giải phóng mặt bằng thường diễn ra khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất vì mục đích phát triển, bao gồm xây dựng các công trình giao thông, trường học, bệnh viện, khu dân cư, khu công nghiệp hoặc các dự án phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng và phát triển kinh tế – xã hội...
Tại Điều 91 Luật Đất đai 2024 quy định Về nguyên tắc đền bù giải phóng mặt bằng, trong đó nêu 4 hình thức bồi thường khi nhà nước thu hồi như sau:
- Giao đất có cùng mục đích sử với loại đất thu hồi, trường hợp không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi, do Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
- Trường hợp người có đất thu hồi có nhu cầu bồi thường bằng tiền thì sẽ được bồi thường bằng tiền theo nguyện vọng.
- Người có đất thu hồi có nhu cầu bồi thường bằng đất khác mục đích sử dụng với đất thu hồi và địa phương có quỹ đất thì được xem xét bồi thường bằng đất khác mục đích sử dụng
- Người có đất thu hồi có nhu cầu bồi thường bằng nhà ở, nếu địa phương có quỹ nhà ở thì được xem xét bồi thường bằng nhà ở.
Về cách tính tiền đền bù giải phóng mặt bằng, theo Luật Đất đai năm 2024 quy định, giá đất cụ thể được sử dụng để làm căn cứ tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
Đồng thời, theo Điều 160 Luật Đất đai 2024, giá đất cụ thể được quy định như sau:
Điều 160. Giá đất cụ thể
1. Giá đất cụ thể được áp dụng cho các trường hợp sau đây:
a) Tính tiền sử dụng đất đối với tổ chức khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không đấu giá quyền sử dụng đất, không đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất cho nhà đầu tư trúng thầu hoặc tổ chức kinh tế do nhà đầu tư trúng thầu thành lập thực hiện dự án có sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất mà phải nộp tiền sử dụng đất;
b) Tính tiền thuê đất khi Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, trừ trường hợp thông qua đấu giá quyền sử dụng đất;
c) Tính giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa;
d) Xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 159 của Luật này;
đ) Tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi gia hạn sử dụng đất, điều chỉnh thời hạn sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết; cho phép chuyển hình thức sử dụng đất;
e) Tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
Tóm lại, có thể thấy giá đất cụ thể làm căn cứ đền bù giải phóng mặt bằng, người dân khó có thể tự tính được chính xác thửa đất của mình được bồi thường bao nhiêu tiền khi bị thu hồi mà chỉ được thông báo giá bồi thường.
Giá đất cụ thể được xác định bằng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất áp dụng đối với trường hợp tính tiền bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi được tính như sau:
Giá trị của thửa đất cần định giá (01m2) = Giá đất trong bảng giá đất x Hệ số điều chỉnh giá đất
Trong đó:
- Giá đất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành ban hành áp dụng theo từng giai đoạn 05 năm. Muốn biết chính xác người dân phải xem đúng địa chỉ, vị trí thửa đất (vị trí 1, vị trí 2, vị trí 3, vị trí 4),…
- Hệ số điều chỉnh giá đất khi tính tiền bồi thường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Tuy nhiên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quyết định hệ số điều chỉnh giá đất cho từng dự án tại thời điểm Nhà nước quyết định thu hồi đất. Nói cách khác, hệ số điều chỉnh giá đất sẽ không công bố trước và áp dụng theo từng năm như đối với trường hợp tính tiền sử dụng đất khi cấp Sổ đỏ, Sổ hồng cho diện tích vượt hạn mức.
Quy trình đền bù giải phóng mặt bằng cầu Tứ Liên hiện nay thế nào?
Theo Luất Đất đai 2024 quy trình đền bù giải phóng mặt bằng thực hiện như sau:
Bước 1. Thông báo thu hồi đất
- UBND cấp xã nơi có đất thu hồi gửi thông báo thu hồi đất đến từng người có đất thu hồi, đồng thời niêm yết thông báo thu hồi đất và danh sách người có đất thu hồi trên địa bàn quản lý tại trụ sở UBND xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư trong suốt thời gian bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
-Trường hợp không gửi được thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi thì thông báo trên một trong các báo hàng ngày của trung ương và cấp tỉnh trong 03 số liên tiếp và phát sóng trên đài phát thanh hoặc truyền hình của trung ương và cấp tỉnh 03 lần trong 03 ngày liên tiếp; niêm yết tại trụ sở UBND xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi, đăng tải lên cổng thông tin điện tử của UBND cấp huyện trong suốt thời gian bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mà không phải gửi thông báo thu hồi đất lại;
Bước 2. Thống kê tài sản
(1) Thực hiện việc điều tra, khảo sát, ghi nhận hiện trạng, đo đạc, kiểm đếm, thống kê, phân loại diện tích đất thu hồi và tài sản gắn liền với đất thu hồi; xác định nguồn gốc đất thu hồi và tài sản gắn liền với đất thu hồi;
- Thống kê đầy đủ các thiệt hại thực tế về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thu hồi
- Xác định người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; thu nhập từ việc sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thu hồi, nguyện vọng tái định cư, chuyển đổi nghề;
(2) Trường hợp người có đất thu hồi không phối hợp trong việc thống kê tài sản
UBND cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và đơn vị, tổ chức thực hiện Việc tổ chức vận động, thuyết phục tiến hành trong thời gian 15 ngày và phải được thể hiện bằng văn bản.
Sau 10 ngày kết thúc vận động, thuyết phục mà người có đất thu hồi vẫn không phối hợp thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc.
Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc, nếu không chấp hành thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 88 của Luật này.
Bước 3. Lập, thẩm định phương án đền bù
(1) Đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ cùng với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi trong thời hạn 30 ngày.
(2) Tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi. Trường hợp người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản không tham gia họp trực tiếp có lý do chính đáng thì gửi ý kiến bằng văn bản.
Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý; có xác nhận của đại diện UBND cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi.
(3) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày tổ chức lấy ý kiến, đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại trong trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường;
Bước 4. Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
- Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
- Niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;
- Gửi phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đến từng người có đất thu hồi trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
Bước 5. Ban hành quyết định thu hồi đất
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày:
- Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với trường hợp không phải bố trí tái định cư;
- Người có đất thu hồi được bố trí tái định cư tại chỗ và đồng ý nhận tiền bồi thường chi phí tạm cư;
- Người có đất thu hồi đã được cơ quan có thẩm quyền giao đất, bàn giao đất trên thực địa để tự xây dựng nhà ở tái định cư;
- Người có đất thu hồi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bàn giao nhà ở tái định cư;
- Người có đất thu hồi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bàn giao đất ở gắn liền với nhà ở tái định cư;
- Người có đất thu hồi đồng ý và đã nhận tiền bồi thường để tự lo chỗ ở;
- Người có đất thu hồi tự nguyện bàn giao đất cho Nhà nước và đã được bố trí tạm cư hoặc được chi trả kinh phí tạm cư.