Thời gian thực hiện dự án tuyến đường nối Quốc lộ 5 với Quốc lộ 10 là bao lâu?
Mua bán nhà đất tại Hải Phòng
Nội dung chính
Thời gian thực hiện dự án tuyến đường nối Quốc lộ 5 với Quốc lộ 10 là bao lâu?
Gần đây, TP. Hải Phòng vừa phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng tuyến đường nối Quốc lộ 5 với Quốc lộ 10 đoạn đi qua địa bàn quận Kiến An với thời gian triển thực hiện dự án là từ năm 2025 đến 2029.
Dự án tuyến đường nối Quốc lộ 5 với Quốc lộ 10 có tổng mức đầu tư lên tới 5.307.415 tỷ đồng có chiều dài khoảng 7,3 km kéo dài từ đường Bùi Viện đến cao tốc Hà Nội Hải Phòng.
Tuyến đường được thiết kế với mặt cắt nagng rộng 50,5 , gồm 3 làn xe ô tô mỗi chiều và 1 dải đường bên. Trong đó phần mặt đường rộng 22,5 m. Đặc biệt, dự án sẽ xây dựng một cầu vượt qua sông Đa Độ với chiều rộng 40,5 m.
Song song đóm một nút giao khác mức với đường Bùi Viện sẽ được hình thành. Dưới cầu Lãm Khê, dự án sẽ xây dựng hầm chui dọc đường Trường Chinh, hầm chui sẽ bao gồm 4 làn xe với tổng bề rộng 17,2 m. Hai bên hầm là hệ thống đường gom mỗi bên là 2 làn xe, mặt đường rộng 8 m và hè đường 3 m.
Mục tiêu chính của dự án tuyến đường nối Quốc lộ 5 với Quốc lộ 10 là tạo ra một tuyến giao thông mới kết mối với các khu vực trung tâm thành phố với các huyện phía Nam như Kiến An, Kiến Thụy, An Lão…,
Như vậy, thời gian thực hiện dự án tuyến đường nối Quốc lộ 5 với Quốc lộ 10 là từ năm 2025 đến năm 2029. Khi tuyến đường nối được hoàn thành, dự án sẽ đóng góp một phần quan trọng trong việc giảm áp lực giao thông lên các tuyến đường tỉnh ngoài ra còn nâng cao năng lực vận tải hành khách và hàng hóa.
Thời gian thực hiện dự án tuyến đường nối Quốc lộ 5 với Quốc lộ 10 là bao lâu? (Hình từ Internet)
Thiết kế xây dựng tuyến đường nối Quốc lộ 5 với Quốc lộ 10 cần đáp ứng yêu cầu gì?
Căn cứ tại Điều 79 Luật Xây dựng 2014 quy định về yêu cầu đối với thiết kế xây dựng như sau:
(1) Nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải được lập phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sát, bước thiết kế và yêu cầu của việc lập thiết kế xây dựng.
(2) Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng được áp dụng.
(3) Công tác khảo sát xây dựng phải tuân thủ phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng, bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng được duyệt và được kiểm tra, giám sát, nghiệm thu theo quy định.
(4) Kết quả khảo sát xây dựng phải được lập thành báo cáo, bảo đảm tính trung thực, khách quan, phản ánh đúng thực tế và phải được phê duyệt.
(5) Nhà thầu khảo sát xây dựng phải đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sát.
Phần đất để bảo vệ bảo trì đường bộ được quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 14 Luật Đường bộ 2024 phần đất để bảo vệ bảo trì đường bộ quy định như sau:
(1) Chiều rộng phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ ngoài đô thị phụ thuộc vào cấp kỹ thuật của đường bộ và được xác định theo nguyên tắc sau đây:
- Đối với đường bộ có nền đắp, phần đất để bảo vệ, bảo trì được xác định từ chân ta luy nền đường ra bên ngoài;
- Đối với đường bộ có nền đào, phần đất để bảo vệ, bảo trì được xác định từ mép ngoài cùng của rãnh đỉnh ra bên ngoài; ở nơi không xây dựng rãnh đỉnh thì xác định từ mép trên cùng đỉnh mái ta luy dương nền đường ra bên ngoài;
- Đối với cầu, cống, rãnh, hố thu và các hạng mục công trình của đường bộ thì phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ được xác định từ mép ngoài bộ phận kết cấu ngoài cùng của công trình trở ra; đối với cầu cạn, cầu vượt trên cao, phạm vi đất để bảo vệ, bảo trì cầu được xác định từ mép ngoài trở ra của móng các hạng mục công trình mố, trụ, mép ngoài của kết cấu cầu;
- Đối với trường hợp không thuộc quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 14 Luật Đường bộ 2024, phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ nằm dọc phía ngoài lề đường và cách lề đường một khoảng đủ để xây dựng rãnh thoát nước, nhưng không nhỏ hơn 01 mét.
(2) Phần đất để bảo vệ, bảo trì đường đô thị được xác định theo nguyên tắc sau đây:
- Đường đô thị đã có hè phố thì sử dụng một phần hè phố để thực hiện bảo vệ, bảo trì đường đô thị;
- Trường hợp đường đô thị đi sát với tường bao nhà ở, tường bao công trình xây dựng khác, đường không có hè phố, đường nằm trong ngõ, ngách, kiệt, hẻm, đường nội bộ khu dân cư đô thị thì được sử dụng một phần mặt đường khi thực hiện bảo vệ, bảo trì đường đô thị;
- Trường hợp không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 14 Luật Đường bộ 2024 thì được xác định tương tự đường ngoài đô thị;
- Phần đất để bảo vệ, bảo trì cầu, cống, rãnh, hố thu và các hạng mục công trình của đường đô thị được xác định theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Luật Đường bộ 2024. Trường hợp cầu, cống, rãnh, hố thu và các hạng mục công trình của đường đô thị nằm liền kề với công trình xây dựng khác thì phần đất để bảo vệ, bảo trì là ranh giới của các công trình.
(3) Tại các đoạn đường chồng lấn, giao nhau, phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ được xác định theo đường có cấp kỹ thuật cao hơn; đối với các đường liền kề nhau, phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ được xác định từ mép của đường ngoài cùng trở ra.
(4) Trường hợp phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ chồng lấn với phạm vi đất dành cho đường sắt thì việc sử dụng phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ không được ảnh hưởng đến an toàn giao thông và an toàn công trình đường sắt.
(5) Trường hợp phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ chồng lấn với hành lang bảo vệ đê, việc sử dụng phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ không được ảnh hưởng đến vận hành và an toàn công trình đê điều. Trường hợp phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ chồng lấn với phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, việc sử dụng phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ không được ảnh hưởng đến vận hành và an toàn công trình thủy lợi; nếu bị ảnh hưởng thì người quản lý, sử dụng đường bộ, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý công trình thủy lợi phải có biện pháp khắc phục, bảo đảm an toàn công trình đường bộ, công trình thủy lợi và an toàn giao thông.
(6) Phần đất để bảo vệ, bảo trì hầm đường bộ, bến phà đường bộ, cầu phao đường bộ, công trình kè, tường chắn được xác định như sau:
- Phần đất để bảo vệ, bảo trì hầm đường bộ phụ thuộc vào cấp công trình hầm và được xác định từ mép ngoài cửa hầm chính, cửa hầm phụ, cửa hầm thông gió và các hạng mục công trình khác ra xung quanh;
- Phần đất để bảo vệ, bảo trì bến phà đường bộ phụ thuộc vào cấp công trình phà và được xác định từ mép ngoài đường xuống bến, công trình bến; phần đất để bảo vệ, bảo trì cầu phao đường bộ được xác định từ mép ngoài đường đầu cầu phao và mố, trụ cầu phao;
- Trường hợp đường bộ có phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ chồng lấn với công trình đường thủy nội địa, ranh giới đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ là chân móng của đường, các hạng mục thuộc công trình đường bộ;
- Phần đất bảo vệ, bảo trì công trình kè, tường chắn được xác định từ mép ngoài của bộ phận ngoài cùng của công trình ra xung quanh.
(7) Chính phủ quy định chi tiết Điều 14 Luật Đường bộ 2024