Quy mô xây dựng khu đô thị sinh thái phía Đông TP Hoa Lư thế nào?
Nội dung chính
Quy mô xây dựng khu đô thị sinh thái phía Đông TP Hoa Lư thế nào?
Mới đây, Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình vừa thông qua chủ trương đầu tư dự án khu đô thị sinh thái phía Đông TP Hoa Lư - nơi được đề xuất trở thành trung tâm của tỉnh mới sau sáp nhập Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định.
Dự án Khu đô thị sinh thái phía Đông thành phố Hoa Lư có tổng vốn đầu tư gần 16.443 tỷ đồng, được triển khai trên diện tích khoảng 163 ha thuộc địa phận phường Ninh Khánh và xã Ninh Khang, thành phố Hoa Lư.
Hiện trạng khu đất chủ yếu là đất canh tác nông nghiệp, bao gồm đất trồng lúa, cây ăn quả và hoa màu, chưa tiến hành thu hồi và giải phóng mặt bằng.
Dự án được định hướng phát triển thành một khu đô thị sinh thái hiện đại bao gồm ác phân khu chức năng: khu ở sinh thái ven kênh, biệt thự đảo, nhà ở xã hội, khu dân cư chỉnh trang, quảng trường văn hóa giải trí và các tổ hợp thương mại dịch vụ...
Khu đô thị sinh thái phía Đông TP Hoa Lư dự kiến cung cấp tổng cộng 7.661 sản phẩm nhà ở, gồm:
- 1.745 căn nhà liền kề cao từ 4 đến 6 tầng
- 459 căn biệt thự từ 3 đến 5 tầng
- 1.573 căn hộ thương mại tại các khối nhà chung cư cao 15 tầng
- 3.884 căn hộ nhà ở xã hội bố trí tại các tòa nhà cao tối đa 15 tầng
Việc phân chia cơ cấu sử dụng đất cho các phân khu xây dựng nhà ở như sau:
- Khoảng 21 ha cho nhà ở liền kề
- 18,1 ha cho nhà ở biệt thự
- 3,5 ha cho nhà chung cư hỗn hợp
- 11 ha phát triển nhà ở xã hội
- 2,9 ha đất thương mại - dịch vụ
- 3,7 ha công viên chuyên đề; 16,5 ha mặt nước
- 3,3 ha làm bãi đỗ xe
Ngoài ra, còn có 0,3 ha đất dành cho tái định cư.
Ngoài sản phẩm nhà ở, khu đô thị còn đầu tư hệ thống công trình hạ tầng xã hội đồng bộ với 3 nhà văn hóa cao 3 tầng, 2 trạm y tế cao 3 tầng, 1 trường mầm non và 1 trường phổ thông liên cấp cùng cao 5 tầng. Còn có các công trình thương mại, khách sạn, clubhouse cao từ 2 đến 5 tầng bố trí rải rác trong dự án.
Dự án được kỳ vọng hình thành một đô thị hiện đại, đồng bộ, góp phần mở rộng không gian đô thị trung tâm mới. Các công trình dịch vụ, thương mại, giáo dục và y tế trong khu vực sẽ đóng vai trò bổ trợ cho các chức năng hành chính, chính trị, văn hóa, giúp nâng cao chất lượng hạ tầng vùng lõi thành phố Hoa Lư - trung tâm mới của Ninh bình sau sáp nhập.
Khu đô thị sinh thái phía Đông TP Hoa Lư dự kiến sẽ hoàn thành toàn bộ vào năm 2032.
Quy mô xây dựng khu đô thị sinh thái phía Đông TP Hoa Lư thế nào? (hình từ internet)
Khu đô thị sinh thái là gì?
Hiện nay pháp luật chưa có định nghĩa cụ thể về "Khu đô thị sinh thái là gì?"
Tuy nhiên có thể hiểu khu đô thị sinh thái là mô hình đô thị được quy hoạch và phát triển theo hướng bền vững, nhằm tạo ra môi trường sống trong lành, gần gũi với thiên nhiên, đồng thời đảm bảo chất lượng cuộc sống cao cho cư dân.
Mô hình này kết hợp hài hòa giữa yếu tố sinh học (con người) và yếu tố vật lý (cơ sở hạ tầng, cảnh quan), tạo nên một hệ sinh thái nhân tạo cân bằng và thân thiện với môi trường.
Đặc điểm nổi bật của khu đô thị sinh thái:
- Không gian xanh rộng lớn: Tỷ lệ cây xanh, mặt nước, công viên chiếm phần lớn diện tích, giúp điều hòa không khí, giảm nhiệt độ và tạo cảnh quan thiên nhiên hài hòa.
- Quy hoạch bền vững: Kiến trúc và hạ tầng được thiết kế thân thiện với môi trường, sử dụng vật liệu xanh, tiết kiệm năng lượng, và hạn chế tác động đến hệ sinh thái tự nhiên.
- Giao thông sinh thái: Ưu tiên phát triển giao thông công cộng, lối đi bộ và xe đạp; hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân để giảm thiểu ô nhiễm không khí và tiếng ồn.
- Sử dụng năng lượng tái tạo: Áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng và khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo như điện mặt trời, gió.
- Hệ sinh thái đa dạng: Phát triển các khu vườn, hồ nước, cảnh quan sinh thái để bảo vệ đa dạng sinh học và tạo môi trường sống gần gũi với thiên nhiên.
Hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Theo Điều 7 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 quy định về nguyên tắc trong hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn như sau:
(1) Các quy hoạch đô thị và nông thôn phải được lập, thẩm định, phê duyệt bảo đảm tính đồng bộ, phù hợp giữa các loại và cấp độ quy hoạch theo các nguyên tắc sau đây:
- Các quy hoạch chung có thể được lập đồng thời với nhau; trường hợp quy hoạch chung khác cấp thẩm quyền phê duyệt thì quy hoạch chung có cấp thẩm quyền phê duyệt cao hơn phải được phê duyệt trước; trường hợp quy hoạch chung có cùng cấp thẩm quyền phê duyệt thì quy hoạch chung được lập, thẩm định xong trước được phê duyệt trước;
- Quy hoạch phân khu cụ thể hóa quy hoạch chung về: mục tiêu phát triển; chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật; định hướng phát triển, tổ chức không gian và phân khu chức năng; định hướng phát triển hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và không gian ngầm (nếu có). Nội dung, yêu cầu và nguyên tắc bảo đảm cụ thể hóa phải được xác định, quy định rõ trong quy hoạch;
- Quy hoạch chi tiết cụ thể hóa quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung đối với trường hợp không quy định lập quy hoạch phân khu về: mục tiêu, yêu cầu đầu tư phát triển; phương án và yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan; chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật; chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch; giải pháp quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội. Nội dung, yêu cầu và nguyên tắc bảo đảm cụ thể hóa phải được xác định, quy định rõ trong quy hoạch;
- Quy hoạch không gian ngầm và quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đối với một thành phố trực thuộc trung ương phải đồng bộ với nhau; cụ thể hóa mục tiêu phát triển, định hướng quy hoạch không gian ngầm và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật khung; thống nhất và đồng bộ với định hướng phát triển không gian, kiến trúc cảnh quan tại quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương. Nội dung, yêu cầu và nguyên tắc bảo đảm cụ thể hóa phải được xác định, quy định rõ trong quy hoạch.
(2) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thực hiện các chương trình, kế hoạch đầu tư xây dựng, quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng tại đô thị, nông thôn, thực hiện quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan hoặc thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến quy hoạch đô thị và nông thôn phải tuân thủ quy hoạch đô thị và nông thôn, thiết kế đô thị riêng đã được phê duyệt; tuân thủ quy định quản lý theo quy hoạch đã được ban hành.
Lưu ý Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2025