Quy hoạch dự án mở rộng Quảng trường Ba Đình như thế nào?
Nội dung chính
Quy hoạch dự án mở rộng Quảng trường Ba Đình như thế nào?
Tại Quyết định 1086/QĐ-TTg Thủ tướng phê duyệt nội dung quy hoạch chi tiết Dự án mở rộng Quảng trường Ba Đình, cụ thể như sau:
(1) Vị trí, phạm vi, ranh giới, quy mô
Vị trí: Khu đất lập Quy hoạch chỉi tiết khu vực Dự án đầu tư mở rộng Quảng trường Ba Đình, tỷ lệ 1/500 trong Khu trung tâm chính trị Ba Đình, tại phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Phạm vi, ranh giới:
- Phía Bắc giáp khu vực các ô cỏ Quảng trường Ba Đình.
- Phía Nam giáp phố Chùa Một Cột.
- Phía Đông giáp đường Độc Lập.
- Phía Tây giáp đường Hùng Vương.
Quy mô: Tổng diện tích khu đất lập quy hoạch khoảng 7.191 m².
(2) Tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan
- Tổ chức không gian mở rộng Quảng trường Ba Đình bao gồm 28 ô cỏ kết hợp với hệ thống đường dạo bê tông sỏi bảo đảm kết nối đồng bộ với hệ thống thảm cỏ, ô cỏ Quảng trường Ba Đình hiện hữu. Hoàn trả phần diện tích đường Hùng Vương để cải tạo, xây dựng đúng mặt cắt theo định hướng quy hoạch được duyệt và chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ.
- Tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan khu vực quy hoạch đảm bảo tuân thủ chỉ tiêu khống chế đã xác định trong đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm chính trị Ba Đình, thành phố Hà Nội, tỷ lệ 1/2.000; không làm ảnh hưởng đến không gian kiến trúc khu vực liền kề và đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, an toàn phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường..., tuân thủ các yêu cầu, quy định theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn thiết kế, quy định chuyên ngành có liên quan và các quy định hiện hành.
- Bố trí cây xanh, không gian mở kết nối các khu vực xung quanh tạo mối liên kết, liên hoàn giữa các khu vực; đảm bảo tiêu chuẩn về kích thước, chủng loại cây đô thị theo đúng các quy định hiện hành.
(3) Quy hoạch sử dụng đất
- Tổng diện tích lập quy hoạch chi tiết là 7.191 m2, trong đó:
+ Diện tích đất quảng trường khoảng 4.110 m2, chiếm tỷ lệ 57,15 %, bao gồm 28 ô cỏ và đường dạo bê tông sỏi; mật độ xây dựng khoảng 0 %; tầng cao 0 tầng.
+ Đất giao thông có diện tích khoảng 3.081 m bao gồm vỉa hè, lòng đường giao thông, chiếm tỷ lệ 42,85 %.
Bảng thống kê chỉ tiêu Quy hoạch
TT | Chức năng sử dụng đất | Ký hiệu | Diện tích đất (m2) | Tỷ lệ (%) | Mật độ xây dựng tối đa (%) | Tầng cao công trình (tầng) | Ghi chú |
1 | Đất quảng trường | A | 4110 | 57.15 | 0 | 0 | Gôm 28 ô có và đường dạo bê tông sói |
2 | Đất giao thông | B | 3081 | 42.85 | 0 | 0 | Vỉa hè, lòng đường giao thông |
| Tổng |
| 7191 | 100 |
|
|
|
Ghi chú:
- Quy mô, ranh giới khu đất sẽ được xác định chính xác trong giai đoạn tiếp theo, đảm bảo phù hợp với chỉ giới đường đỏ, hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật, không trùng lẫn với các công trình xung quanh.
- Kích thước ô cỏ, đường dạo sẽ được xác định cụ thể theo dự án đầu tư được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Xem chi tiết Quy hoạch mở rộng Quảng trường Ba Đình: TẠI ĐÂY
Xem thêm một số tin rao bán đất tại Quận Ba Đình Hà Nội: TẠI ĐÂY
Quy hoạch dự án mở rộng Quảng trường Ba Đình như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Quy hoạch 1/500 là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Luật Quy hoạch đô thị 2009 quy định về đồ án quy hoạch chi tiết như sau:
Điều 30. Đồ án quy hoạch chi tiết
1. Nội dung đồ án quy hoạch chi tiết bao gồm việc xác định chỉ tiêu về dân số, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc cho toàn khu vực quy hoạch; bố trí công trình hạ tầng xã hội phù hợp với nhu cầu sử dụng; chỉ tiêu sử dụng đất và yêu cầu về kiến trúc công trình đối với từng lô đất; bố trí mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật đến ranh giới lô đất; đánh giá môi trường chiến lược.
2. Bản vẽ của đồ án quy hoạch chi tiết được thể hiện theo tỷ lệ 1/500.
3. Thời hạn quy hoạch đối với các quy hoạch chi tiết được xác định trên cơ sở thời hạn quy hoạch phân khu và theo yêu cầu quản lý, nhu cầu đầu tư.
4. Đồ án quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt là cơ sở để cấp giấy phép xây dựng và lập dự án đầu tư xây dựng.
Như vậy, quy hoạch 1/500 chính là tên của bản vẽ đồ án quy hoạch chi tiết được thể hiện theo tỷ lệ 1/500.
Theo đó đồ án quy hoạch 1/500 có các nội dung như sau:
- Xác định chỉ tiêu về dân số, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc cho toàn khu vực quy hoạch.
- Bố trí công trình hạ tầng xã hội phù hợp với nhu cầu sử dụng.
- Chỉ tiêu sử dụng đất và yêu cầu về kiến trúc công trình đối với từng lô đất;
- Bố trí mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật đến ranh giới lô đất; đánh giá môi trường chiến lược.
Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện việc lấy ý kiến quy hoạch đô thị?
Theo quy định tại Điều 20 Luật Quy hoạch đô thị 2009 quy định về trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch đô thị như sau:
Điêu 20. Trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch đô thị
1. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng quy định tại khoản 7 Điều 19 của Luật này có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị.
Ủy ban nhân dân có liên quan, tổ chức tư vấn lập quy hoạch có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng quy định tại khoản 7 Điều 19 của Luật này trong việc lấy ý kiến.
2. Đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến các bộ, cơ quan, tổ chức khác ở trung ương có liên quan; Ủy ban nhân dân có liên quan có trách nhiệm lấy ý kiến theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Tổ chức tư vấn lập quy hoạch có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về đồ án quy hoạch đô thị.
4. Các ý kiến đóng góp phải được tổng hợp đầy đủ, có giải trình, tiếp thu và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trước khi quyết định phê duyệt.
Như vậy, theo quy định trên việc lấy ý kiến quy hoạch đô thị do các cơ quan sau thực hiện:
- Cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị
- Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng tổ chức lập quy hoạch chi tiết khu vực.
- Ủy ban nhân dân có liên quan,
- Tổ chức tư vấn lập quy hoạch có trách nhiệm.
Riêng đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, trách nhiệm lấy ý kiến các bộ, cơ quan, tổ chức khác ở trung ương có liên quan sẽ do Bộ Xây dựng thực hiện.