Phường An Phú Quận 2 đổi thành gì từ 1/7/2025?
Mua bán nhà đất tại Hồ Chí Minh
Nội dung chính
Phường An Phú Quận 2 đổi thành gì từ 1/7/2025?
Ngày 16/06/2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 1685/NQ-UBTVQH15 năm 2025 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của TP.HCM năm 2025.
Căn cứ tại Điều 1 Nghị quyết 1685/NQ-UBTVQH15 năm 2025 quy định cụ thể như sau:
Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh
Trên cơ sở Đề án số 356/ĐA-CP ngày 09 tháng 05 năm 2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh (mới) năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
[...]
76. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Bình Trưng Đông, phường Bình Trưng Tây và một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường An Phú (thành phố Thủ Đức) thành phường mới có tên gọi là phường Bình Trưng.
77. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Phước Bình, Phước Long A và Phước Long B thành phường mới có tên gọi là phường Phước Long.
78. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Thủ Thiêm, An Lợi Đông, Thảo Điền, An Khánh và phần còn lại của phường An Phú (thành phố Thủ Đức) sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 76 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường An Khánh.
[...]
Như vậy, Phường An Phú Quận 2 sẽ đổi thành Phường Bình Trưng và Phường An Khánh kể từ ngày 1/7/2025.
Phường An Phú Quận 2 đổi thành gì từ 1/7/2025? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương kể từ ngày 1/7/2025 như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 72/2025/QH15 quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương như sau:
(1) Tuân thủ Hiến pháp 2013 và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
Hội đồng nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.
Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số; đồng thời đề cao thẩm quyền và trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
(2) Tổ chức chính quyền địa phương tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương chuyên nghiệp, hiện đại, thực hiện hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, bảo đảm trách nhiệm giải trình gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực.
(3) Bảo đảm quyền con người, quyền công dân; xây dựng chính quyền địa phương gần Nhân dân, phục vụ Nhân dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân; thực hiện đầy đủ cơ chế phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương.
(4) Bảo đảm nền hành chính minh bạch, thống nhất, thông suốt, liên tục.
(5) Những công việc thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương phải do chính quyền địa phương quyết định và tổ chức thực hiện; phát huy vai trò tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.
(6) Phân định rõ thẩm quyền giữa cơ quan nhà nước ở trung ương và chính quyền địa phương; giữa chính quyền địa phương cấp tỉnh và chính quyền địa phương cấp xã.
Trách nhiệm của cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp xã phường như thế nào?
Căn cứ tại Điếu 17 Nghị định 151/2025/NĐ-CP quy định trách nhiệm của cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp xã như sau:
(1) Cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp xã có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về các nội dung quy định tại Luật Đất đai 2024 như sau:
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý đất đai tại địa phương quy định tại khoản 5 Điều 22 Luật Đất đai 2024;
- Tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã quy định tại Điều 19 và Điều 20 Nghị định 151/2025/NĐ-CP;
- Quản lý, sử dụng thông tin từ hồ sơ địa chính phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương và theo yêu cầu của công dân, cập nhật biến động đất đai đối với những trường hợp biến động thuộc thẩm quyền và phản ánh tình hình vi phạm trong quản lý, sử dụng đất vào hồ sơ địa chính quy định tại khoản 4 Điều 130 Luật Đất đai 2024;
- Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc xác định giá đất cụ thể quy định tại khoản 3 Điều 160 Luật Đất đai 2024;
- Tổ chức kiểm tra chuyên ngành đất đai quy định tại điểm c khoản 3 Điều 234 Luật Đất đai 2024;
- Tham gia Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai quy định tại điểm b khoản 2 Điều 235 Luật Đất đai 2024;
- Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức; giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại địa phương theo thẩm quyền; phát hiện và đề xuất xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ quy định tại các khoản 2 và khoản 3 Điều 241 Luật Đất đai 2024.
(2) Cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp xã có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về các nội dung quy định tại các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024 như sau:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2024/NĐ-CP;
- Ký xác nhận mảnh trích đo bản đồ địa chính phục vụ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi đã được người sử dụng đất và đơn vị đo đạc ký xác nhận;
- Thực hiện các công việc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 24 Nghị định 101/2024/NĐ-CP;
- Cung cấp tài liệu cần thiết và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình giải quyết, thống nhất về địa giới đơn vị hành chính quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 102/2024/NĐ-CP;
- Cử đại diện tham gia Ban cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 102/2024/NĐ-CP;
- Tổng hợp nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ và đất rừng sản xuất để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn trước thời điểm lập kế hoạch sử dụng đất cấp xã đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 50 Nghị định 102/2024/NĐ-CP;
- Kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất quy định tại điểm a khoản 4 Điều 55 Nghị định 102/2024/NĐ-CP;
- Rà soát hiện trạng sử dụng đất trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình, khu vực quy định tại khoản 2 Điều 97 Nghị định 102/2024/NĐ-CP;
- Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban liên quan thẩm định phương án sử dụng đất kết hợp trình Ủy ban nhân dân cấp xã quy định tại điểm b khoản 4 Điều 99 Nghị định 102/2024/NĐ-CP;
- Tham gia Ban thực hiện cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại điểm b khoản 7 Điều 108 Nghị định 102/2024/NĐ-CP.