Phương án đầu tư Dự án đường Võ Văn Kiệt nối dài như thế nào?
Nội dung chính
Phương án đầu tư Dự án đường Võ Văn Kiệt nối dài như thế nào?
Dự án đường Võ Văn Kiệt nối dài có địa điểm thực hiện tại địa bàn các xã Tân Kiên, Tân Nhựt, Lê Minh Xuân và xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, TPHCM, có ý nghĩa trong việc hoàn thiện hệ thống hạ tầng kết nối TPHCM với các tỉnh thành lân cận.
Dự án có tổng chiều dài gần 15km với quy mô mặt cắt ngang 60m. Điểm đầu của dự án tại cầu vượt quốc lộ 1 trên đường Võ Văn Kiệt hiện hữu, điểm cuối tại xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, tiếp giáp với dự án ĐT.823D (tỉnh Long An).
Dự án đường Võ Văn Kiệt nối dài sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2026-2030. Với mục đích ý nghĩa là hoàn thiện trục giao thông Đông - Tây, giảm tải áp lực cho quốc lộ 1 và các tuyến đường hiện hữu cũng như là đòn bẩy kết nối liên vùng giữa TPHCM với Long An và vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Phương án đầu tư Dự án đường Võ Văn Kiệt nối dài đang được cân nhắc theo 2 phương án như sau:
- Phương án 1 là đầu tư toàn tuyến dài 14,6km với tổng mức đầu tư hơn 19.397 tỷ đồng.
- Phương án 2 tập trung đầu tư đoạn từ đường Vành đai 3 TPHCM đến ranh giới tỉnh Long An (dài 5,3km), với tổng mức đầu tư gần 14.000 tỷ đồng.
Phương án đầu tư Dự án đường Võ Văn Kiệt nối dài như thế nào? (Hình từ internet)
Tổng quan dự án Đường Võ Văn Kiệt nối dài theo đề xuất
| Thông tin chi tiết |
Tên dự án | Dự án đường Võ Văn Kiệt nối dài |
Chủ đầu tư đề xuất | Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông |
Nhóm dự án | Dự án thuộc nhóm A |
Tổng chiều dài | gần 15km |
Điểm đầu | cầu vượt quốc lộ 1 trên đường Võ Văn Kiệt hiện hữu |
Điểm cuối | Xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, tiếp giáp với dự án ĐT.823D (tỉnh Long An) |
Quá trình thi công | Chia làm ba đoạn: đoạn 1 dài 2,7km từ quốc lộ 1 đến đường Võ Trần Chí; đoạn 2 dài 6,6km từ Võ Trần Chí đến đường Vành đai 3 TPHCM; đoạn 3 dài 5,3km từ Vành đai 3 TPHCM đến ranh giới tỉnh Long An |
Công trình dự kiến | Sáu cây cầu vượt sông (trong đó có cầu Cái Trung, Hưng Nhơn, Láng Le Bàu Cò và cầu kênh An Hạ - Xáng An Hạ), nút giao khác mức với đường Vành đai 3 gồm cầu vượt, các nhánh rẽ và hầm chui. |
Quy mô mặt cắt ngang | 60m |
Vận tốc | 80km/h cho làn xe cơ giới và 60km/h cho làn xe hỗn hợp |
Địa điểm thực hiện | Địa bàn các xã Tân Kiên, Tân Nhựt, Lê Minh Xuân và xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, TPHCM |
Thời gian thực hiện | Giai đoạn 2026-2030 |
Ý nghĩa công trình | Hoàn thiện trục giao thông Đông - Tây Giảm tải áp lực cho quốc lộ 1 và các tuyến đường hiện hữu Đòn bẩy kết nối liên vùng giữa TPHCM với Long An và vùng Đồng bằng sông Cửu Long |
Việc xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung với đường bộ đáp ứng các yêu cầu gì?
Theo khoản 2 Điều 20 Luật Đường bộ 2024 quy định về xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung với đường bộ
Điều 20. Xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung với đường bộ
1. Công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung với đường bộ là công trình được xây dựng để bố trí, lắp đặt đường dây thông tin, viễn thông, đường dây tải điện, dây dẫn điện, chiếu sáng công cộng; đường ống cấp nước, thoát nước, cấp năng lượng.
2. Việc xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung với đường bộ phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch, quy mô của dự án, cấp kỹ thuật của đường bộ;
b) Bảo đảm quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật trong xây dựng; bảo đảm quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; bảo đảm an toàn công trình, bảo đảm cảnh quan và môi trường;
c) Tuân thủ quy định của Luật này, quy định của pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan
[...]
Như vậy, việc xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung với đường bộ đáp ứng các yêu cầu như sau:
- Phù hợp với quy hoạch, quy mô của dự án, cấp kỹ thuật đường bộ
- Bảo đảm quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; bảo đảm an toàn công trình, bảo đảm cảnh quan
- Tuân thủ quy định pháp luật