Kẹt xe đèo Bảo Lộc sửa cầu, Cầu Bảo Lộc 2 khi nào sửa xong?
Nội dung chính
Kẹt xe đèo Bảo Lộc sửa cầu, Cầu Bảo Lộc 2 khi nào sửa xong?
Tình trạng kẹt xe đèo Bảo Lộc do sửa cầu diễn ra do các phương tiện giao thông qua cầu Bảo Lộc 2 chỉ được lưu thông một chiều khiến tình trạng kẹt xe tại các khu vực TP Bảo Lộc và thị trấn Đạ M’ri (huyện Đạ Huoai) xảy ra nghiêm trọng.
Dự án sửa chữa và nâng cấp mặt đường, cầu và tường chắn qua cầu Bảo Lộc 2 trên đèo Bảo Lộc do Khu Quản lý đường bộ IV thuộc Cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư.
Liên danh nhà thầu gồm Công ty Cổ phần Xây dựng - Thương mại - Công nghệ Sao Việt và Công ty Cổ phần Sửa chữa cầu 11 Thăng Long đảm nhận thi công công trình.
Dự án sửa chữa cầu nâng cấp mặt đường Bảo Lộc 2 chính thức khởi công vào ngày 11/11/2024 và dự kiến hoàn thành vào ngày 9/2/2025. Do nhiều lần thay đổi, điều chỉnh thiết kế, nên tiến độ thi công công trình bị chậm trễ theo hợp đồng thỏa thuận ban đầu nên đơn vị thi công đã có văn bản gửi Khu Quản lý đường bộ IV xin gia hạn thời gia hạn thời gian thi công công trình này.
Ngày 6/5/2025, Khu Quản lý đường bộ IV đã ban hành văn bản chấp thuận gia hạn thời gian thi công công trình cầu Bảo Lộc 2 đến ngày 10/7/2025.
Như vậy, công trình sửa chữa và nâng cấp mặt đường, cầu và tường chắn qua cầu Bảo Lộc 2 dự kiến sửa xong vào ngày 10/7/2025.
Kẹt xe đèo Bảo Lộc sửa cầu, Cầu Bảo Lộc 2 khi nào sửa xong? (Hình từ internet)
Điều kiện cấp phép xây dựng đối với công trình xây dựng là gì?
Theo quy định tại Điều 91 Luật Xây dựng năm 2014 (điểm a được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 39 Luật Kiến trúc 2019 và điểm b được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020), quy định về điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trong đô thị.
Điều 91. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trong đô thị
1. Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế đô thị thì phải phù hợp với quy chế quản lý kiến trúc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai
3. Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.
4. Thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Điều 82 của Luật này.
5. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phù hợp với từng loại giấy phép theo quy định tại các điều 95, 96 và 97 của Luật này.
Như vậy, điều kiện cấp phép xây dựng đối với công trình xây dựng là:
- Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, nếu chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế đô thị thì phải phù hợp với quy chế quản lý kiến trúc.
- Phù hợp với mục đích sử dụng đất
- Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ, an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, ...
- Thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phù hợp với từng loại giấy phép
Đất để xây dựng cầu bị Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp như thế nào?
Theo Điều 79 Luật Đất đai 2024 quy định về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
Điều 79. Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng nhằm phát huy nguồn lực đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại, thực hiện chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và bảo tồn di sản văn hóa trong trường hợp sau đây:
1. Xây dựng công trình giao thông, bao gồm: đường ô tô cao tốc, đường ô tô, đường trong đô thị, đường nông thôn kể cả đường tránh, đường cứu nạn và đường trên đồng ruộng phục vụ nhu cầu đi lại chung của mọi người, điểm dừng xe, điểm đón trả khách, trạm thu phí giao thông, công trình kho bãi, nhà để xe ô tô; bến phà, bến xe, trạm dừng nghỉ; các loại hình đường sắt; nhà ga đường sắt; các loại cầu, hầm phục vụ giao thông; công trình đường thủy nội địa, công trình hàng hải; công trình hàng không; tuyến cáp treo và nhà ga cáp treo; cảng cá, cảng cạn; các công trình trụ sở, văn phòng, cơ sở kinh doanh dịch vụ trong ga, cảng, bến xe; hành lang bảo vệ an toàn công trình giao thông mà phải thu hồi đất để lưu không; các kết cấu khác phục vụ giao thông vận tải;
[...]
Như vậy, đất để xây dựng cầu bị Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng nhằm phát huy nguồn lực đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại.