Dự án mở rộng Quốc lộ 1 khi nào khởi công?
Nội dung chính
Dự án mở rộng Quốc lộ 1 khi nào khởi công?
Dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1 (đoạn từ đường Kinh Dương Vương đến ranh tỉnh Long An) đã chính thức được thông chủ trương đầu tư vào tháng 2/2025. Dự án sẽ được triển khai theo hình thức BOT với tổng mức đầu tư lên đến 16.285 tỷ đồng.
Hiện tại, đoạn Quốc lộ 1 dài hơn 9,6 km, mặt cắt ngang rộng 20 – 25 m với 4 đến 6 làn xe. Sau khi nâng cấp, tuyến đường sẽ được mở rộng lên 60m, đáp ứng quy mô từ 10 đến 12 làn xe. Bên cạnh việc mở rộng mặt đường, dự án còn bao gồm cải tạo và xây dựng nhiều nút giao trọng điểm, bao gồm:
Nút giao Kinh Dương Vương sẽ được xây cầu vượt 4 làn xe trên Quốc lộ 1, vượt qua cả đường Kinh Dương Vương và Trần Đại Nghĩa, đồng thời vòng xoay An Lạc đến đường Trần Đại Nghĩa cũng sẽ được mở rộng.
Nút giao Bình Thuận sẽ được thiết kể cầu vượt 4 làn xe trên Quốc lộ 1 và hầm chui 4 làn trên đường Nguyễn Văn Linh.
Nút giao Đoàn Nguyễn Tuần sẽ xây dung cầu vượt ưu tiên cho hướng đi thẳng trên Quốc lộ .
Cầu Bình Điền sẽ được bổ sung them một đơn nguyên cầu 6 làn bên phải, nâng tổng số làn xe qua khu vực này lên 12 làn.
Dự án dự kiến sử dụng khoảng 140,72 ha đất và chi phí cho công tác giải phóng mặt bằng chiếm hơn 9.000 tỷ đồng, gần 60% tổng mức đầu tư.
Theo kế hoạch, việc lựa chọn nhà đầu tư và ký kết hợp đồng dự án sẽ hoàn tất vào cuối năm 2025. Ngay sau đó, công tác giải phóng mặt bằng sẽ bắt đầu và kéo dài đến cuối năm 2026. Nếu đúng tiến độ, công trình sẽ được khởi công trong năm 2026 và hoàn thành đưa vào khai thác vào năm 2028.
Như vậy, nếu như đúng tiến độ dự án mở rộng Quốc lộ 1 sẽ được khởi công trong năm 2026 việc mở rộng Quốc lộ 1 sẽ giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông trong khu vực, ngoài ra còn kết nối hạ tầng giữa thành phố với các tỉnh ĐBSCL.
Dự án mở rộng Quốc lộ 1 khi nào khởi công? (Hình từ Internet)
Công trình giao thông bao gồm những công trình nào?
Căn cứ theo Mục 4 tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về công trình giao thông bao gồm những công trình như sau:
(1) Công trình đường bộ: Đường ô tô cao tốc; đường ô tô; đường trong đô thị; đường nông thôn.
(2) Bến phà, bến xe; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông đường bộ; trạm thu phí; trạm dừng nghỉ.
(3) Công trình đường sắt:
- Đường sắt cao tốc, đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị (đường sắt trên cao, đường tàu điện ngầm/Metro); đường sắt quốc gia; đường sắt chuyên dụng và đường sắt địa phương;
- Ga hành khách, ga hàng hóa; ga deport; các kết cấu rào chắn, biển báo phục vụ giao thông.
- Chú thích: Công trình sản xuất, đóng mới phương tiện đường sắt (đầu máy, toa tàu) thuộc loại công trình phục vụ sản xuất công nghiệp - Mục II Phụ lục này.
(4) Công trình cầu: Cầu đường bộ, cầu bộ hành (không bao gồm cầu treo dân sinh); cầu đường sắt; cầu phao; cầu treo dân sinh.
(5) Công trình hầm: Hầm tàu điện ngầm, hầm đường ô tô, hầm đường sắt, hầm cho người đi bộ.
(6) Công trình đường thủy nội địa, hàng hải:
- Công trình đường thủy nội địa: Cảng, bến thủy nội địa; bến phà, âu tàu; công trình sửa chữa phương tiện thủy nội địa (bến, ụ, triền, đà, sàn nâng,...); luồng đường thủy (trên sông, hồ, vịnh và đường ra đảo, trên kênh đào); các khu vực neo đậu; công trình chỉnh trị (hướng dòng/bảo vệ bờ).
- Công trình hàng hải: Bến, cảng biển; bến phà; âu tàu; công trình sửa chữa tàu biển (bến, ụ, triền, đà, sàn nâng,...); luồng hàng hải; các khu vực, các công trình neo đậu; công trình chỉnh trị (đê chắn sóng/chắn cát, kè hướng dòng/bảo vệ bờ).
- Các công trình đường thủy nội địa, hàng hải khác: Hệ thống phao báo hiệu hàng hải trên sông, trên biển; đèn biển; đăng tiêu; công trình chỉnh trị, đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè bảo vệ bờ; hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải (VTS) và các công trình hàng hải khác.
- Công trình hàng không: Khu bay (bao gồm cả các công trình đảm bảo bay); nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, khu kỹ thuật máy bay (hangar), kho hàng hóa,...
(8) Tuyến cáp treo và nhà ga để vận chuyển người và hàng hóa.
(9) Cảng cạn.
(10) Các công trình khác như: trạm cân, cống, bể, hào, hầm, tuy nen kỹ thuật và kết cấu khác phục vụ giao thông vận tải.
Đất tại TP.HCM nằm trong khu vực xây dựng Quốc lộ 1 có bị nhà nước thu hồi đất không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 79 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Điều 79. Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng nhằm phát huy nguồn lực đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại, thực hiện chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và bảo tồn di sản văn hóa trong trường hợp sau đây:
1. Xây dựng công trình giao thông, bao gồm: đường ô tô cao tốc, đường ô tô, đường trong đô thị, đường nông thôn kể cả đường tránh, đường cứu nạn và đường trên đồng ruộng phục vụ nhu cầu đi lại chung của mọi người, điểm dừng xe, điểm đón trả khách, trạm thu phí giao thông, công trình kho bãi, nhà để xe ô tô; bến phà, bến xe, trạm dừng nghỉ; các loại hình đường sắt; nhà ga đường sắt; các loại cầu, hầm phục vụ giao thông; công trình đường thủy nội địa, công trình hàng hải; công trình hàng không; tuyến cáp treo và nhà ga cáp treo; cảng cá, cảng cạn; các công trình trụ sở, văn phòng, cơ sở kinh doanh dịch vụ trong ga, cảng, bến xe; hành lang bảo vệ an toàn công trình giao thông mà phải thu hồi đất để lưu không; các kết cấu khác phục vụ giao thông vận tải;
[...]
Như vậy, đất tại TP.HCM nằm trong khu vực xây dựng Quốc lộ 1 sẽ bị nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.