Dự án Depot Xuân Đỉnh thuộc tuyến Metro số 2 khi nào khởi công?
Mua bán nhà đất tại Hà Nội
Nội dung chính
Dự án Depot Xuân Đỉnh thuộc tuyến Metro số 2 khi nào khởi công?
Vào chiều ngày 9/6, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã có buổi làm việc với Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội nhằm kiểm tra tiến độ khai thác các dự án đường sắt đô thị trên địa bàn thành phố cũng như là tháo gỡ những khó khăn vướng mắt trong quá trình thực hiện.
Theo ghi nhận, Chủ tịch TP. Hà Nội đã đánh giá cao nỗ lực của Ban Quản lý đường sắt đô thị trong việc thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm. Theo đó, đã thống nhất với đề xuất của MRB về việc khởi công depot Xuân Đỉnh vào tháng 10 năm 2025. Tiếp đó là sẽ nhanh chóng triển khai xây dựng toàn tuyến đường sắt đô thị số 2, giai đoạn 1 (đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo) sẽ được khởi công trong quý 4 nằm 2026.
Theo đánh giá thì dự án đường sắt đô thị số 2 là một trong những công trình giao thông quan trọng, góp phần phát triển hệ thống giao thông công cộng và giảm tải ùn tắc giao thông. Vì lẻ đó mà thành phố đã yêu cầu các đơn vị liên quan cần tập trung nguồn lực, phối hợp chặt chẽ để đảm bảo được tiến độ và chất lượng công trình.
Như vậy, Dự án Depot Xuân Đỉnh thuộc tuyến Metro số 2 dự kiến sẽ khởi công vào tháng 10 năm 2025, việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện tuyến đường sắt đô thị sẽ góp phần nâng cao hiệu quả vận tải công cộng bên cạnh đó còn tạo động lực cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế trong tương lai.
Dự án Depot Xuân Đỉnh thuộc tuyến Metro số 2 khi nào khởi công? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đường sắt được quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 4 Luật Đường sắt 2017 quy định như sau:
(1) Bảo đảm hoạt động giao thông vận tải đường sắt thông suốt, trật tự, an toàn, chính xác và hiệu quả; phục vụ nhu cầu đi lại thuận tiện của người dân, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
(2) Phát triển đường sắt theo quy hoạch, kế hoạch, gắn kết với các loại hình giao thông vận tải khác và hội nhập quốc tế, bảo đảm văn minh, hiện đại và đồng bộ.
(3) Điều hành thống nhất, tập trung hoạt động giao thông vận tải đường sắt.
(4) Tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giữa kinh doanh kết cấu hạ tầng với kinh doanh vận tải trên đường sắt do Nhà nước đầu tư.
(5) Bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh đường sắt.
Đất tại Hà Nội xây dựng tuyến Metro số 2 thuộc nhóm đất nào?
Căn cứ tại điểm e khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai 2024 quy định:
Điều 9. Phân loại đất
[...]
3. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh (sau đây gọi là đất quốc phòng, an ninh);
d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp, gồm: đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, khí tượng thủy văn, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác hoặc đất xây dựng trụ sở của đơn vị sự nghiệp công lập khác;
đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, gồm: đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản;
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm: đất công trình giao thông; đất công trình thủy lợi; đất công trình cấp nước, thoát nước; đất công trình phòng, chống thiên tai; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên; đất công trình xử lý chất thải; đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng; đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; đất chợ dân sinh, chợ đầu mối; đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng;
g) Đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo (sau đây gọi là đất tôn giáo); đất sử dụng cho hoạt động tín ngưỡng (sau đây gọi là đất tín ngưỡng);
h) Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt;
i) Đất có mặt nước chuyên dùng;
k) Đất phi nông nghiệp khác.
Ngoài ra còn căn cứ tại điểm a khoản 6 Điều 5 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định chi tiết loại đất công trình giao thông bao gồm:
- Đường ô tô cao tốc, đường ô tô, đường trong đô thị, đường nông thôn (kể cả đường tránh, đường cứu nạn và đường trên đồng ruộng phục vụ nhu cầu đi lại chung của mọi người),
- Điểm dừng xe, điểm đón trả khách, trạm thu phí giao thông, công trình kho bãi, nhà để xe ô tô, bãi đỗ xe; bến phà, bến xe, trạm thu phí, trạm dừng nghỉ;
- Các loại hình đường sắt, nhà ga đường sắt; đường tàu điện; các loại cầu, hầm phục vụ giao thông; công trình đường thủy nội địa, công trình hàng hải;
- Cảng hàng không, kể cả đất xây dựng trụ sở các cơ quan nhà nước hoạt động thường xuyên và đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, khu vực cất, hạ cánh và sân đỗ tàu bay; tuyến cáp treo và nhà ga cáp treo;
- Cảng cá, cảng cạn; các công trình trụ sở, văn phòng, cơ sở kinh doanh dịch vụ trong ga, cảng, bến xe; hành lang bảo vệ an toàn công trình giao thông mà phải thu hồi đất để lưu không;
- Các kết cấu khác phục vụ cho hoạt động giao thông vận tải và các công trình, hạng mục công trình khác theo quy định của pháp luật về giao thông vận tải;
Như vậy, đất tại Hà Nội xây dựng tuyến Metro số 2 thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.