09:30 - 15/04/2025

Diện tích 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025? Bản đồ các tỉnh thành sau sáp nhập 2025 dự kiến?

Diện tích 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025? Bản đồ các tỉnh thành sau sáp nhập 2025 dự kiến? Sáp nhập TP HCM - Bà Rịa - Bình Dương tạo động lực phát triển bất động sản TP HCM như thế nào?

Nội dung chính

Diện tích 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025?

Tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII họp từ ngày 10/4 đến ngày 12/4/2025 tại Thủ đô Hà Nội, sau khi xem xét và thảo luận các tờ trình, đề án và báo cáo của Bộ Chính trị, căn cứ kết quả biểu quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thông qua Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 về danh sách sáp nhập tỉnh thành từ 63 xuống còn 34 tỉnh, trong đó có 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.

>>> Xem thêm: Chính thức bản đồ các tỉnh thành Việt Nam sau sáp nhập 2025

Theo đó, Diện tích 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025 dự kiến theo Nghị quyết 60-NQ/TW cụ thể như sau:

STTTên tỉnh/thành phố sau sáp nhậpDiện tích (km²)
1Lâm Đồng (Lâm Đồng + Đắk Nông + Bình Thuận)24.233,1
2Gia Lai (Gia Lai + Bình Định)21.576,5
3Đắk Lắk (Đắk Lắk + Phú Yên)18.096,4
4Nghệ An (giữ nguyên)16.486,5
5Sơn La (giữ nguyên)14.109,8
6Quảng Ngãi (Quảng Ngãi + Kon Tum)14.832,5
7Tuyên Quang (Tuyên Quang + Hà Giang)13.795,4
8Lào Cai (Lào Cai + Yên Bái)13.256,9
9Đồng Nai (Đồng Nai + Bình Phước)12.737,2
10Quảng Trị (Quảng Trị + Quảng Bình)12.700,0
11TP. Đà Nẵng (Đà Nẵng + Quảng Nam)11.859,6
12Thanh Hóa (giữ nguyên)11.114,7
13Phú Thọ (Phú Thọ + Vĩnh Phúc + Hòa Bình)9.360,9
14Điện Biên (giữ nguyên)9.539,9
15Lai Châu (giữ nguyên)9.068,7
16An Giang (An Giang + Kiên Giang)9.888,8
17Khánh Hòa (Khánh Hòa + Ninh Thuận)8.555,3
18Tây Ninh (Tây Ninh + Long An)8.536,5
19Thái Nguyên (Thái Nguyên + Bắc Kạn)8.382,0
20Lạng Sơn (giữ nguyên)8.310,2
21Cà Mau (Cà Mau + Bạc Liêu)7.942,4
22Cao Bằng (giữ nguyên)6.700,4
23Quảng Ninh (giữ nguyên)6.207,9
24Vĩnh Long (Vĩnh Long + Bến Tre + Trà Vinh)6.296,2
25TP. Cần Thơ (Cần Thơ + Sóc Trăng + Hậu Giang)6.360,8
26TP. Hồ Chí Minh (TP.HCM + Bình Dương + Bà Rịa - Vũng Tàu)6.772,6
27Đồng Tháp (Đồng Tháp + Tiền Giang)5.938,7
28Hà Tĩnh (giữ nguyên)5.994,4
29TP. Huế (Thừa Thiên Huế, giữ nguyên)4.947,1
30Ninh Bình (Ninh Bình + Hà Nam + Nam Định)3.942,5
31TP. Hải Phòng (Hải Phòng + Hải Dương)3.194,8
32TP. Hà Nội (giữ nguyên)3.359,8
33Bắc Ninh (Bắc Ninh + Bắc Giang)4.718,6
34Hưng Yên (Hưng Yên + Thái Bình)2.514,8

Trung ương cũng thống nhất đồng ý chủ trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp:

- Cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), cấp xã (xã, phường, đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố);

- Kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện từ ngày 01/7/2025 sau khi Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 (sửa đổi) có hiệu lực thi hành.

- Đồng ý số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương);

- Tên gọi và trung tâm hành chính - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp được xác định theo nguyên tắc nêu tại Tờ trình vè Đề án của Đảng ủy Chính phủ.

Bản đồ các tỉnh thành sau sáp nhập 2025 dự kiến?

Sau khi Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 về việc sáp nhập tỉnh thành 2025 được ban hành, cả nước sẽ sáp nhập lại còn 34 tỉnh thành phố. Như vậy, dự kiến bản đồ các tỉnh thành phố trên cả nước sẽ có những thay đổi lớn.

Bản đồ 63 tỉnh thành Việt Nam như sau:

Bản  đồ

Cụ thể các tỉnh thành còn lại sau sáp nhập 2025 dự kiến ở mỗi miền đất nước như sau:

- Miền Bắc: 15 tỉnh thành

+ Giữ nguyên (7 tỉnh/thành): TP Hà Nội, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Điện Biên

+ Sáp nhập 8 tỉnh/thành mới

- Miền Trung: 11 tỉnh/thành

+ Giữ nguyên (4 tỉnh): Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, TP Huế

+ Sáp nhập 7 tỉnh/thành mới

- Miền Nam: 8 tỉnh/thành

+ Giữ nguyên:  không có tỉnh nào giữ nguyên

+ Sáp nhập thành 8 tỉnh/thành mới

Diện tích 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025? Bản đồ các tỉnh thành sau sáp nhập 2025?

Diện tích 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025? Bản đồ các tỉnh thành sau sáp nhập 2025 dự kiến? (hình từ internet)

Sáp nhập TP HCM - Bà Rịa - Bình Dương tạo động lực phát triển bất động sản TP HCM như thế nào?

Kể từ sau Đổi mới năm 1986, TP.HCM luôn là “đầu tàu” kinh tế của Việt Nam – một trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ và tài chính hiện đại bậc nhất cả nước. Nhưng khi tốc độ đô thị hóa dần đạt ngưỡng bão hòa, quỹ đất nội đô ngày càng hạn hẹp, bài toán phát triển bền vững cho thành phố này đòi hỏi phải được nhìn nhận ở tầm khu vực. Và giờ đây, khi chủ trương sáp nhập TP.HCM với hai địa phương trọng điểm – Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến được nêu trong Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025.

Đây là bước đi chiến lược mang tính “cấu trúc lại bản đồ phát triển vùng Đông Nam Bộ”, tạo ra một siêu đô thị liên kết chặt chẽ giữa công nghiệp – thương mại – logistics – du lịch – tài chính.

Sáp nhập 3 địa phương tạo thành một đơn vị hành chính mới có diện tích gần 6.772 km² – rộng gấp hơn 3 lần hiện tại – dân số vượt 13,7 triệu người, đứng đầu cả nước về mọi chỉ số kinh tế và tiềm năng dân số học. Mỗi khu vực mang một thế mạnh riêng:

- TP.HCM: trung tâm tài chính, thương mại, công nghệ cao, nơi quy tụ các tập đoàn lớn, ngân hàng, startup, hệ thống giáo dục và y tế hàng đầu.

- Bình Dương: “thủ phủ công nghiệp” với hơn 30 khu – cụm công nghiệp, được quy hoạch bài bản, thu hút mạnh FDI từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…

- Bà Rịa – Vũng Tàu: cửa ngõ biển với hệ thống cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải, du lịch biển, năng lượng sạch và khu công nghiệp dầu khí phát triển.

Sự hợp nhất này gia tăng sức mạnh nội lực, đưa TP.HCM lên tầm đô thị vùng đô thị hải cảng quốc tế, sánh vai với các siêu đô thị của châu Á.

Các khu vực như TP. Thủ Đức, Dĩ An – Thuận An, TP. Bà Rịa – Long Hải sẽ trở thành trục phát triển đô thị mở rộng, nơi các khu đại đô thị, khu công nghệ cao, trung tâm logistics và các tổ hợp thương mại – dịch vụ – giáo dục mọc lên.

Theo đó, bất động sản TP HCM phân khúc cao cấp và hạng sang sẽ tập trung ở khu trung tâm TP.HCM mở rộng, TP. Thủ Đức, trung tâm Bình Dương. Căn hộ tầm trung, nhà ở xã hội sẽ lan tỏa mạnh mẽ ra vùng ven như Tân Uyên, Bến Cát, Phú Mỹ, Châu Đức, với giá cả phù hợp và hạ tầng đang hoàn thiện. BĐS nghỉ dưỡng biển phát triển mạnh tại Long Hải, Hồ Tràm, Xuyên Mộc – chỉ cách TP.HCM chưa đến 2 giờ lái xe nhờ cao tốc và tuyến ven biển đang được đầu tư mở rộng.

Dự kiến, sự sáp nhập sẽ không tạo sóng ngắn hạn, mà là cú huých cho chiến lược dài hạn trong ít nhất 10–20 năm tới.

Sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu chính là “cuộc nâng cấp” lớn nhất trong lịch sử phát triển đô thị của TP.HCM. Không còn bó hẹp trong ranh giới hành chính, TP.HCM giờ đây mang một tầm vóc mới – một vùng đại đô thị tích hợp, hiện đại, biển – công nghiệp – công nghệ – tài chính – logistics gắn bó hữu cơ.

Khoản cho vay bảo đảm bằng bất động sản được quy định như thế nào?

Căn cứ vào khoản 10 Điều 2 Thông tư 41/2016/TT-NHNN thì khoản cho vay bảo đảm bằng bất động sản là khoản cho vay đối với cá nhân, pháp nhân để mua bất động sản, thực hiện dự án bất động sản và được bảo đảm bằng chính bất động sản, dự án bất động sản hình thành từ khoản cho vay theo các quy định của pháp luật về giao dịch đảm bảo.

Lê Nhung Huyền
Từ khóa
Diện tích 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025 Diện tích 34 tỉnh thành Sáp nhập 2025 Sáp nhập TP HCM Bà Rịa Bình Dương Bản đồ các tỉnh thành Bất động sản TP HCM Bất động sản Sáp nhập tỉnh Nghị quyết 60-NQ/TW
17429