Chính thức bản đồ các tỉnh thành Việt Nam sau sáp nhập 2025, đâu là điểm nóng bất động sản mới?
Mua bán nhà đất tại Hồ Chí Minh
Nội dung chính
Chính thức bản đồ các tỉnh thành Việt Nam sau sáp nhập 2025, đâu là điểm nóng bất động sản mới?
Sáng 12/6, với 461/465 ĐBQH có mặt tham gia biểu quyết tán thành, đạt 99,1%, Quôc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025
Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025 có hiệu lực kể từ ngày 12/6. Theo đó, cả nước chính thức có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố.
Bản đồ hành chính được công bố kèm theo thể hiện cả nước có 34 tỉnh gồm 6 thành phố trực thuộc Trung ương và 28 tỉnh.
>>> Xem chi tiết: 34 tỉnh thành mới sau sáp nhập tỉnh 2025 theo Nghị quyết 60 NQ TW: TẠI ĐÂY
Cụ thể, bản đồ các tỉnh thành Việt Nam sau sáp nhập 2025 như sau:
>> Chi tiết: Xem chi tiết Bản đồ Việt Nam 34 tỉnh thành chính thức hiện nay tỉ lệ 1:9000000 và 1:3200000
Như vậy thì các tỉnh thành Việt Nam sau sáp nhập 2025, đâu là điểm nóng bất động sản mới?
Với việc sáp nhập toàn bộ địa giới hành chính của Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, TP.HCM chính thức chuyển mình thành siêu đô thị lớn nhất Việt Nam về dân số, đồng thời đứng thứ hai về diện tích trong nhóm 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Với diện rộng 6.770 km2 và dân số 13,5 triệu
Ngoài ra, trước khi sáp nhập TP HCM hiện chỉ có khoảng 20 km bờ biển. Sau khi sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, siêu đô thị mới sẽ sở hữu gần 90 km đường bờ biển, tăng gấp hơn 4 lần hiện tại.
Siêu đô thị mới sẽ sở hữu đồng thời hai sân bay lớn:
- Tân Sơn Nhất – trung tâm hàng không quốc tế hiện tại.
- Côn Đảo – sân bay tiềm năng khai thác du lịch và hàng không khu vực.
Cùng với các địa phương như Đà Nẵng, Gia Lai hay Quảng Trị, TP.HCM trở thành một trong số ít đô thị có từ hai sân bay trở lên, giúp mở rộng không gian phát triển vùng, đẩy mạnh du lịch, logistics và thu hút vốn đầu tư toàn cầu.
Sự kết hợp giữa TP.HCM, trung tâm kinh tế công nghiệp Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu nơi có cảng biển và du lịch nổi tiếng, tạo nên một hệ sinh thái kinh tế hoàn chỉnh, với ba trụ cột:
- Công nghiệp: Hơn 30 khu công nghiệp lớn nhỏ tại Bình Dương và TP.HCM, với tỷ lệ lấp đầy cao (~90%), thu hút hàng chục tỷ USD FDI mỗi năm.
- Logistics – cảng biển: Hệ thống cảng Cái Mép – Thị Vải (Vũng Tàu) kết hợp Cát Lái (TP.HCM), tạo nên trục hậu cần chiến lược của Đông Nam Á.
- Du lịch – nghỉ dưỡng: Vũng Tàu, Long Hải, Côn Đảo có đường bờ biển dài ~305 km, là vùng biển gần nhất TP.HCM, giàu tiềm năng phát triển nghỉ dưỡng biển cao cấp.
Như vậy, sau sáp nhập tỉnh thành Việt Nam 2025, TPHCM sẽ trở thành một trong những điểm nóng bất động sản mới.
Chính thức bản đồ các tỉnh thành Việt Nam sau sáp nhập 2025, đâu là điểm nóng bất động sản mới? (Hình ảnh Internet)
Cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương cấp tỉnh sau sáp nhập ra sao?
Tại tiết 1.1 tiểu mục 1 Mục II Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025, hướng dẫn về cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương cấp tỉnh sau sáp nhập như sau:
(1) Cơ bản giữ nguyên như mô hình cấp tỉnh hiện nay, cụ thể như sau:
- Chính quyền địa phương cấp tỉnh gồm có Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND).
- HĐND cấp tỉnh tổ chức 3 - 4 ban chuyên môn giúp việc. Theo đó, HĐND tỉnh thành lập 03 Ban, gồm: Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - Ngân sách, Ban Văn hóa - Xã hội (đối với tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số có thể thành lập thêm Ban Dân tộc); HĐND thành phố trực thuộc trung ương thành lập 04 Ban (Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - Ngân sách, Ban Văn hóa - Xã hội và Ban Đô thị) theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025.
- UBND cấp tỉnh tổ chức tối đa 14 Sở và tương đương (riêng Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tối đa 15 Sở và tương đương) theo quy định của Chính phủ.
(2) Việc tổ chức cơ quan thuộc HĐND, cơ quan chuyên môn và tổ chức hành chính khác thuộc UBND ở ĐVHC cấp tỉnh hình thành sau sắp xếp được thực hiện như sau:
- Thực hiện nhập nguyên trạng các cơ quan thuộc HĐND cấp tỉnh được tổ chức thống nhất ở các địa phương và Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phù hợp với quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trường hợp HĐND ở một trong các ĐVHC cấp tỉnh trước khi sắp xếp có tổ chức Ban Dân tộc thì HĐND cấp tỉnh sau sắp xếp được tổ chức Ban Dân tộc để hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ 2021 - 2026, sau đó thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
- Thực hiện nhập nguyên trạng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh được tổ chức thống nhất ở các địa phương. Đối với các cơ quan chuyên môn đặc thù thuộc UBND cấp tỉnh thì việc tổ chức do chính quyền địa phương cấp tỉnh sau sắp xếp xem xét, quyết định phù hợp quy định của Chính phủ.