Danh sách Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Mua bán nhà đất tại Hải Phòng
Nội dung chính
Danh sách Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Tỉnh Hải Dương(nay thuộc TP Hải Phòng) hiện có khoảng 21 KCN đăng ký quy hoạch, trong đó 11 KCN đã đi vào hoạt động với diện tích khoảng 3.684 ha (tổng) và ~1.732 ha đã được sử dụng hiệu quả
11 Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã đi vào hoạt động:
1 | Khu công nghiệp Nam Sách |
2 | Khu công nghiệp Đại An |
3 | Khu công nghiệp Phúc Điền |
4 | Khu công nghiệp Tân Trường |
5 | Khu công nghiệp Đại An mở rộng |
6 | Khu công nghiệp kỹ thuật cao An Phát |
7 | Khu công nghiệp Lai Vu |
8 | Khu công nghiệp Lai Cách |
9 | Khu công nghiệp Cẩm Điền - Lương Điền |
10 | Khu công nghiệp Cộng Hòa |
11 | Khu công nghiệp Phú Thái |
Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã có quy hoạch chi tiết được phê duyệt, chưa thực hiện:
- KCN Đại An mở rộng (2013, 300ha, TP Hải Dương)
- KCN Phúc Điền mở rộng (2012, 200ha, Cẩm Giàng)
- KCN Tân Trường mở rộng (2013, 200ha, Cẩm Giàng)
Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương chưa được phê duyệt quy hoạch chi tiết:
- KCN Quang Thành
- KCN Ngọc Liên
- KCN Lương Điền mở rộng
- KCN Hưng Đạo
- KCN Hoàng Diệu
- KCN Thanh Hà
- KCN Bình Giang
- KCN Gia Lộc
Dưới đây là sơ đồ vị trí khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Quy hoạch xây dựng khu công nghiệp gồm những loại nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về quy hoạch xây dựng khu công nghiệp như sau:
Điều 7. Quy hoạch xây dựng khu công nghiệp
1. Quy hoạch xây dựng khu công nghiệp gồm: quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp, quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp và quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp (nếu cần). Quy hoạch xây dựng khu công nghiệp được lập, thẩm định và phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định tại Nghị định này.
2. Quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp, quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp được phê duyệt là cơ sở để:
a) Tổ chức lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp (nếu cần);
b) Tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án hạ tầng khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công; tổ chức lập hồ sơ dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư;
c) Quyết định chủ trương đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công; chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư.
[...]
Theo đó, quy hoạch xây dựng khu công nghiệp gồm:
- Quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp
- Quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp
- Quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp (nếu cần)
Danh sách Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương (hình từ internet)
Phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 35/2022/NĐ-CP thì phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp được quy định như sau:
- Phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp là một nội dung của quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 27 của Luật Quy hoạch.
- Nội dung phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp bao gồm:
+ Mục tiêu, định hướng, tổ chức thực hiện và giải pháp về phát triển hệ thống khu công nghiệp trong kỳ quy hoạch;
+ Danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Thể hiện phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp trên bản đồ quy hoạch.
- Nội dung Danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bao gồm:
+ Tên của khu công nghiệp;
+ Quy mô diện tích và địa điểm dự kiến của khu công nghiệp.
- Việc lập Danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Không phát triển khu công nghiệp mới tại khu vực nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương, đô thị loại I trực thuộc tỉnh, trừ khu công nghiệp được đầu tư theo loại hình khu công nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp sinh thái;
+ Không sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ (bao gồm: rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư, rừng phòng hộ biên giới);
+ Khu công nghiệp phải có khả năng kết nối đồng bộ với hệ thống các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và có khả năng thu hút nguồn nhân lực, huy động các nguồn lực để phát triển khu công nghiệp;
+ Có quỹ đất tối thiểu bằng 2% tổng diện tích của các khu công nghiệp trong Danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để quy hoạch xây dựng nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp;
+ Đáp ứng quy định về bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, phòng, chống thiên tai, bảo vệ đê điều, hành lang bảo vệ bờ biển, sử dụng đất lấn biển, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, di sản thiên nhiên;
+ Phù hợp với phương hướng xây dựng khu công nghiệp.
Phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp là cơ sở để tổ chức:
+ Lập quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu công nghiệp mở rộng, quy hoạch điều chỉnh quy hoạch này;
+ Lập, điều chỉnh kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ sự phát triển của khu công nghiệp, khu công nghiệp mở rộng.