15:02 - 13/03/2025

Danh sách 31 tỉnh thành Việt Nam năm 1831 - 1832 gồm những tỉnh nào? Việc thực hiện đề án sáp nhập tỉnh 2025 tiến hành theo lộ trình thế nào?

Danh sách 31 tỉnh thành Việt Nam năm 1831 -1832 gồm những tỉnh nào? Việc thực hiện đề án sáp nhập tỉnh 2025 tiến hành theo lộ trình thế nào?

Mua bán nhà đất tại Hà Tĩnh

Nội dung chính

    Danh sách 31 tỉnh thành Việt Nam năm 1831 - 1832 gồm những tỉnh nào? Việc thực hiện đề án sáp nhập tỉnh 2025 tiến hành theo lộ trình thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về đơn vị hành chính như sau:

    Đơn vị hành chính
    1. Đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:
    a) Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);
    b) Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);
    c) Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);

    d) Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập.

    Tính đến ngày 12/3/2025, Việt Nam có tổng cộng 63 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, trong giai đoạn 1831-1832, cả nước chỉ gồm 31 tỉnh. Dưới đây là danh sách 31 tỉnh thành Việt Nam trong thời kỳ 1831-1832:

    Miền Bắc (13 tỉnh)

    Hà Nội, Sơn TâyHưng Hóa, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Nguyên

    Miền Trung (11 tỉnh + 1 phủ)

    Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Phủ Thừa Thiên

    Miền Nam (6 tỉnh)

    Phiên An (Gia Định từ năm 1836), Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên

    Theo tiểu mục 1 Mục II  Kết luận 127-KL/TW năm 2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

    Bên cạnh việc xem xét về quy mô dân số và diện tích, cần phân tích sâu về quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương cũng như các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành.

    Đồng thời, việc mở rộng không gian phát triển, tận dụng lợi thế so sánh và đáp ứng các yêu cầu phát triển đặc thù của từng địa phương phải được chú trọng. Những yếu tố này cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để làm cơ sở khoa học vững chắc cho công tác sắp xếp và định hướng phát triển trong giai đoạn mới.

    Việc thực hiện đề án sáp nhập tỉnh 2025 tiến hành theo lộ trình sau:

    - Đảng ủy Chính phủ khẩn trương triển khai thực hiện, bảo đảm tiến độ cụ thể như sau:

    (1) Báo cáo Bộ Chính trị cho chủ trương trước khi xin ý kiến các cấp uỷ, tổ chức đảng chậm nhất ngày 09/3/2025.

    (2) Tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, hoàn thiện đề án gửi xin ý kiến các tỉnh ủy, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức, ban đảng Trung ương chậm nhất ngày 12/3/2025.

    (3) Tiếp thu ý kiến góp ý của các tỉnh ủy, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức, ban đảng Trung ương, hoàn thiện đề án, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư trước ngày 27/3/2025.

    (4) Tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ý kiến các cơ quan, hoàn thiện đề án, tờ trình; trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng (qua Ban Tổ chức Trung ương) trước ngày 07/4/2025.

    Danh sách 31 tỉnh thành Việt Nam năm 1831 -1832 gồm những tỉnh nào? Việc thực hiện đề án sáp nhập tỉnh 2025 tiến hành theo lộ trình thế nào?

    Danh sách 31 tỉnh thành Việt Nam năm 1831 -1832 gồm những tỉnh nào? Việc thực hiện đề án sáp nhập tỉnh 2025 tiến hành theo lộ trình thế nào? (Hình từ internet)

    Thẩm quyền quyết định sáp nhập địa giới đơn vị hành chính thuộc về ai?

    Theo tiểu mục 1 Mục II  Kết luận 127-KL/TW năm 2025 việc xây dựng đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã 2025 sẽ giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng.

    Căn cứ tại Điều 9 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính được quy định như sau:

    - Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    - Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

    Điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cần các điều kiện gì?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 để điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cần các điều kiện sau:

    (1) Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

    (2) Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;

    (3) Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    (4) Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;

    (5) Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

    Tóm lại, việc điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải đáp ứng các điều kiện quan trọng như phù hợp với quy hoạch được phê duyệt, đảm bảo lợi ích chung và hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, trật tự xã hội, đồng thời tôn trọng truyền thống văn hóa, lịch sử địa phương và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

    Ngoài ra, việc điều chỉnh cũng cần tuân thủ các tiêu chuẩn đơn vị hành chính theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

    Hợp đồng mua bán đất ruộng được hiểu ra sao?

    Hợp đồng mua bán đất ruộng là một thỏa thuận pháp lý giữa bên bán và bên mua, quy định việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất ruộng (đất nông nghiệp dùng để canh tác) từ người bán sang người mua.

    Hợp đồng này bao gồm các điều khoản cụ thể về giá cả, phương thức thanh toán, quyền và nghĩa vụ của cả hai bên, cũng như các cam kết pháp lý liên quan đến việc chuyển giao quyền sử dụng đất.

    Trần Thị Thu Phương
    Từ khóa
    Tỉnh thành Việt Nam Danh sách 31 tỉnh thành Việt Nam năm 1831 -1832 Thực hiện đề án sáp nhập tỉnh 2025 Sáp nhập tỉnh 2025 Đề án sáp nhập tỉnh 2025 Kết luận 127 Đơn vị hành chính Danh sách sáp nhập tỉnh Lộ trình sáp nhập tỉnh
    501