Chiều dài đường bờ biển của 21 tỉnh thành phố sau sáp nhập tỉnh thành 2025?
Mua bán nhà đất tại Bắc Ninh
Nội dung chính
Chiều dài đường bờ biển của 21 tỉnh thành phố sau sáp nhập tỉnh thành 2025?
Theo Nghị quyết 60/NQ-TW năm 2025, Quốc hội đã thống nhất sáp nhập 63 tỉnh thành của Việt Nam còn 34 tỉnh thành phố. Trong đó có 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương.
Nước Việt Nam có đường bờ biển dài khoản 3260km (đứng thứ 3 Đông Nam Á) kéo dài từ Thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) đi qua mũi Càu Mau đến Hà Tiên (Kiên Giang).
Hiện nay, với 63 tỉnh thành thì có đến 28 tỉnh thành giáp biển trong đó Khánh Hòa là tỉnh có đường bờ biển dài nhất (385 km), Ninh Bình có đường bờ biển ngắn nhất vowus chỉ 18km
Sau khi giảm còn 43 tỉnh thành, chiều dài đường bờ biển của 21 tỉnh thành phố sau khi sáp nhập tỉnh thành 2025 như sau:
STT | Tỉnh, thành sau sáp nhập | Hợp nhất các tỉnh, thành | Chiều dài đường bờ biển |
1 | Quảng Ninh | Quảng Ninh | 250 km |
2 | Hải Phòng | Hải Phòng và Hải Dương | 125 km |
3 | Hưng Yên | Thái Bình và Hưng Yên | 52 km |
4 | Ninh Bình | Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam | 88 km |
5 | Thanh Hóa | Thanh Hóa | 102 km |
6 | Nghệ An | Nghệ An | 82 km |
7 | Hà Tĩnh | Hà Tĩnh | 137 km |
8 | Quảng Trị | Quảng Bình và Quảng Trị | 191 km |
9 | TP. Thừa Thiên Huế | Thừa Thiên Huế | 120 km |
10 | TP. Đà Nẵng | Đà Nẵng và Quảng Nam | 155 km |
11 | Quảng Ngãi | Quảng Ngãi và Kon Tum | 129 km |
12 | Gia Lai | Bình Định và Gia Lai | 134 km |
13 | Đắk Lắk | Phú Yên và Đắk Lắk | 189 km |
14 | Khánh Hòa | Khánh Hòa và Ninh Thuận | 490 km |
15 | Lâm Đồng | Bình Thuận, Lâm Đồng và Đắk Nông | 192 km |
16 | TP. Hồ Chí Minh | TP. HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương | 89 km |
17 | Cà Mau | Cà Mau và Bạc Liêu | 310 km |
18 | Cần Thơ | Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang | 72 km |
19 | An Giang | An Giang và Kiên Giang | 200 km |
20 | Vĩnh Long | Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh | 130 km |
21 | Đồng Tháp | Đồng Tháp và Tiền Giang | 32 km |
Như vậy, kể cả sau khi sáp nhập tỉnh thành 2025 thì Khánh Hòa vẫn là tỉnh có đường bờ biển dài nhất (490 km), đồng thời có tuyến Quốc lộ 1A dài nhất, kéo dài 214 km từ Cà Ná đến đèo Cả.
Đồng Tháp là địa phương có đường bờ biển ngắn nhất 32 km.
*Thông tin chiều dài đường bờ biển của 21 tỉnh thành phố sau khi sáp nhập tỉnh thành 2025 chỉ mang tính tham khảo.
Chiều dài đường bờ biển của 21 tỉnh thành phố sau khi sáp nhập tỉnh thành 2025? (hình từ internet)
Bản đồ sáp nhập tỉnh thành 2025 mới nhất đã có chưa?
Tính đến thời điểm hiện tại, cơ quan có thẩm quyền vẫn chưa công bố bản đồ chính thức của từng tỉnh sau khi sáp nhập tỉnh thành 2025.
Vì vậy, hình ảnh một số bản đồ sau sáp nhập được lan truyền trên mạng xã hội là thông tin chưa chính thức.
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Luật Đo đạc và bản đồ 2018 quy định:
Điều 26. Thành lập bản đồ hành chính
1. Bản đồ hành chính bao gồm:
a) Bản đồ hành chính Việt Nam;
b) Bản đồ hành chính cấp tỉnh;
c) Bản đồ hành chính cấp huyện.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thành lập bản đồ hành chính; tổ chức thành lập, cập nhật bản đồ hành chính Việt Nam khi có sự thay đổi liên quan đến đơn vị hành chính.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thành lập, cập nhật bản đồ hành chính cấp tỉnh, cấp huyện thuộc phạm vi quản lý khi có sự thay đổi liên quan đến đơn vị hành chính; gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường một bộ bản sao dữ liệu dạng số và một bộ bản đồ hành chính cấp tỉnh, cấp huyện in trên giấy trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày phát hành.
4. Việc thành lập bản đồ hành chính phải thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Theo đó Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thực hiện tổ chức thành lập, cập nhật bản đồ hành chính Việt Nam khi có sự thay đổi liên quan đến đơn vị hành chính.
Bản đồ hành chính mới sẽ phản ánh các thay đổi này và được cập nhật theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thành lập bản đồ hành chính.
Các địa phương sẽ tổ chức thành lập, cập nhật bản đồ hành chính cấp tỉnh thuộc phạm vi quản lý khi có sự thay đổi liên quan đến đơn vị hành chính, và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường một bộ bản sao dữ liệu dạng số và một bộ bản đồ hành chính cấp tỉnh in trên giấy trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày phát hành.
Bắc Ninh sáp nhập với Bắc Giang, không còn là tỉnh nhỏ nhất Việt Nam?
Căn cứ Danh sách ban hành kèm theo Nghị quyết 60/NQ-TW năm 2025 thì:
II- Các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất
1. Hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang, lấy tên là tỉnh Tuyên Quang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tuyên Quang hiện nay.
2. Hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái, lấy tên là tỉnh Lào Cai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Yên Bái hiện nay.
3. Hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, lấy tên là tỉnh Thái Nguyên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay.
4. Hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình; lấy tên là tỉnh Phú Thọ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ hiện nay.
5. Hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, lấy tên là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bắc Giang hiện nay.
[...]
Quốc hội thống nhất Bắc Ninh sáp nhập với Bắc Giang, dự kiến lấy tên là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bắc Giang.
Hiện tại, so với diện tích 63 tỉnh thành cả nước, Bắc Ninh có diện tích 822 km2 đứng thứ 63/63 diện tích tỉnh thành cả nước. Còn Bắc Giang có diện tích 3.851,40 km2, đứng thứ 36.
Sau khi sáp nhập tỉnh thành 2025, hai tỉnh gộp lại thành tỉnh mới (dự kiến lấy tên Bắc Ninh) có diện tích 4.718,6 km2 và xếp thứ 30 trên 34 tỉnh thành.