Cầu Sông Côn dự kiến hoàn thành khi nào? Đất công trình giao thông tại Bình Định thuộc nhóm đất nào?
Mua bán nhà đất tại Bình Định
Nội dung chính
Cầu Sông Côn dự kiến hoàn thành khi nào?
Cầu Sông Côn là hạng mục thuộc gói thầu 12-XL, dự án thành phần đoạn Hoài Nhơn - Quy Nhơn kết nối huyện Tây Sơn với thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Cầu Sông Côn dài 800m, gồm 19 nhịp, mỗi nhịp dài 40m; bề rộng nền cầu 17m, bố trí 4 làn xe. Dự án được khởi công từ tháng 7/2023.
Cầu Sông Côn dự kiến đến ngày 30/5 sẽ hoàn thành xong lớp bê tông nhựa C16. Hiện sản lượng đã đạt khoảng 90% khối lượng.
Trong thời gian tới, công trường sẽ tập trung thảm lớp bê tông nhựa đỉnh, đồng thời lắp đặt hệ thống giải phân cách giữa và hộ lan, phấn đấu hoàn thành toàn bộ trước ngày 15/8/2025.
Dự án thành phần cao tốc Hoài Nhơn - Quy Nhơn có chiều dài 70,1km, đi hoàn toàn qua địa bàn tỉnh Bình Định, với tổng mức đầu tư hơn 12.400 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án 85 (Bộ Giao Xây dựng) làm chủ đầu tư.
Như vậy, cầu Sông Côn dự kiến hoàn thành toàn bộ trước ngày 15/8/2025.
Cầu Sông Côn dự kiến hoàn thành khi nào? Đất công trình giao thông tại Bình Định thuộc nhóm đất nào? (Hình từ internet)
Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 06/2021/NĐ-CP thì nội dung quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm:
- Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình;
- Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình;
- Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình;
- Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng trong thi công xây dựng công trình;
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng;
- Quản lý các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.
Ngoài ra, trình tự quản lý thi công xây dựng công trình cũng được quy định tại Điều 11 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
- Tiếp nhận mặt bằng thi công xây dựng; thực hiện việc quản lý công trường xây dựng.
- Quản lý vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng.
- Quản lý thi công xây dựng công trình của nhà thầu.
- Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
- Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình.
- Thí nghiệm đối chứng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
- Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận công trình xây dựng (nếu có).
- Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng.
- Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).
- Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình.
- Hoàn trả mặt bằng.
- Bàn giao công trình xây dựng.
Đất công trình giao thông tại Bình Định thuộc nhóm đất nào?
Căn cứ theo điểm e khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai 2024 quy định về phân loại đất như sau:
Điều 9. Phân loại đất
[...]
3. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
[...]
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm: đất công trình giao thông; đất công trình thủy lợi; đất công trình cấp nước, thoát nước; đất công trình phòng, chống thiên tai; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên; đất công trình xử lý chất thải; đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng; đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; đất chợ dân sinh, chợ đầu mối; đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng;
[...]
Theo đó, đất công trình giao thông tại Bình Định là một trong những loại đất sử dụng vào mục đích công cộng thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.
Và theo hướng dẫn tại điểm a khoản 6 Điều 5 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định chi tiết loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp thì:
Đất công trình giao thông là đất xây dựng các công trình về giao thông, gồm:
- Đường ô tô cao tốc, đường ô tô, đường trong đô thị, đường nông thôn (kể cả đường tránh, đường cứu nạn và đường trên đồng ruộng phục vụ nhu cầu đi lại chung của mọi người),
- Điểm dừng xe, điểm đón trả khách, trạm thu phí giao thông, công trình kho bãi, nhà để xe ô tô, bãi đỗ xe; bến phà, bến xe, trạm thu phí, trạm dừng nghỉ;
- Các loại hình đường sắt, nhà ga đường sắt; đường tàu điện;
- Các loại cầu, hầm phục vụ giao thông;
- Công trình đường thủy nội địa, công trình hàng hải;
- Cảng hàng không, kể cả đất xây dựng trụ sở các cơ quan nhà nước hoạt động thường xuyên và đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, khu vực cất, hạ cánh và sân đỗ tàu bay;
- Tuyến cáp treo và nhà ga cáp treo;
- Cảng cá, cảng cạn;
- Các công trình trụ sở, văn phòng, cơ sở kinh doanh dịch vụ trong ga, cảng, bến xe;
- Hành lang bảo vệ an toàn công trình giao thông mà phải thu hồi đất để lưu không;
- Các kết cấu khác phục vụ cho hoạt động giao thông vận tải và các công trình, hạng mục công trình khác theo quy định của pháp luật về giao thông vận tải.